Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vào con không vào mẹ nhiều

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối sẽ góp phần quyết định đáng kể đến thể trạng của cả mẹ và bé. Ở giai đoạn này, thai phụ phải có thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ nhiều, đảm bảo an toàn, lành mạnh, khoa học. Có như thế, mẹ bầu mới duy trì được nền tảng sức khỏe ổn định, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.

Tầm quan trọng của thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối có vai trò vô cùng quan trọng. Vì chế độ dinh dưỡng của thai phụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trẻ. Ảnh hưởng này có thể kéo dài từ lúc bé còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị thấp bé, nhẹ cân khi chào đời vì chịu tác động từ chứng thiếu vi chất của mẹ.

Thai nhi chỉ có thể nhận dưỡng chất từ mẹ. Các chất dinh dưỡng sẽ theo đường máu đi qua nhau thai rồi truyền đến cho thai nhi, giúp em bé phát triển. Nếu được nhận đầy đủ dưỡng chất, trẻ sẽ tăng trưởng tốt trong bụng mẹ, có sức đề kháng vững mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Lúc này, người mẹ cũng có đủ sức để lâm bồn, nhanh chóng hồi phục sau sinh, sở hữu được nguồn sữa chất lượng, sẵn sàng cho con bú.

Chị em có chế độ dinh dưỡng tốt từ trước và trong suốt thai kỳ sẽ giúp thai nhi tránh bị suy dinh dưỡng, suy thai, hạn chế nguy cơ gặp chứng chậm phát triển chức năng vận động, tâm thần,…

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối sao cho đủ chất?

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng thiết yếu, bên cạnh đó khẩu phần ăn phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như chất béo, chất đạm, khoáng chất, vitamin,… Vì thai nhi sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong 3 tháng cuối thai kỳ, cả về trí não và thể chất.

Ngoài ra, tam cá nguyệt thứ ba cũng là giai đoạn thai phụ dễ tăng cân mất kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, béo phì. Thế nên, khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối phải được xây dựng một cách khoa học, đáp ứng đúng nguyên tắc, nhu cầu về dưỡng chất, cụ thể như sau:

1. Nhu cầu năng lượng

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối cần được cung cấp 2.180 – 2.500 calo/ngày. Mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu năng lượng trường diễn nếu cung cấp không đủ năng lượng trong một khoảng thời gian dài. Điều này có thể khiến bào thai bị suy dinh dưỡng. Trường hợp cung cấp năng lượng vượt nhu cầu cần thiết, mẹ bầu sẽ bị tăng cân quá mức, đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, sinh con nặng hơn bình thường (cụ thể là trên 4.000 gam).

2. Nhu cầu tinh bột, chất đạm và chất béo

Tinh bột, chất đạm và chất béo đều là những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu, hỗ trợ thai nhi phát triển thuận lợi. Vì thế, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải cung cấp đủ các chất kể trên, đáp ứng được nhu cầu của mẹ, cụ thể như sau:

  • Glucid (355 – 430 gam/ngày): Cơ thể rất cần glucid vì chất này sẽ cung cấp nguồn năng lượng chính yếu. Thai phụ cần bổ sung thêm tinh bột để hỗ trợ cho quá trình cấu tạo tế bào. Mẹ bầu 3 tháng cuối được khuyến nghị dung nạp 355 – 430 gam glucid/ngày. Mẹ bầu có thể nhận được tinh bột thông qua các thực phẩm như khoai, củ, cơm, hủ tiếu, miến, phở,…
  • Chất đạm (91 gam/ngày): Protein (đạm) là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên tế bào. Nhu cầu dung nạp protein của mẹ bầu sẽ gia tăng để giúp cơ thể thai nhi phát triển. Phụ nữ có thai 3 tháng cuối được khuyến nghị bổ sung 91 gam protein/ngày. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối cần phối hợp cả protein thực vật (các loại hạt, đậu,…) và động vật (hải sản, cua, tôm, cá, thịt,…).
  • Lipid (60 – 72 gam/ngày): Lipid (chất béo) sẽ tham gia vào sự hình thành và phát triển não bộ cho thai nhi. Nếu mẹ bầu dung nạp quá ít lipid sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ, hệ thần kinh cùng nhiều cơ quan khác của thai nhi. Bên cạnh đó, thiếu lipid còn khiến mẹ bầu không đạt được mức tăng cân cần thiết. Tuy nhiên, thai phụ tiêu thụ quá nhiều lipid cũng không tốt, dễ gây ra tình trạng thừa cân,… Phụ nữ có thai 3 tháng cuối được khuyến nghị bổ sung 60 – 72 gam lipid/ngày thông qua thực phẩm như đậu, thịt, cá, bơ,…

3. Nhu cầu vitamin và khoáng chất

Bên cạnh tinh bột, chất đạm, chất béo, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cũng không thể thiếu vitamin và khoáng chất. Theo đó, khẩu phần của thai phụ trong tam cá nguyệt thứ ba cần đáp ứng được nhu cầu về các chất như sắt, canxi, iod, folate, vitamin D, omega-3,…

  • Sắt (27.4 – 41.1 mg/ngày): Khoáng chất sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Sắt sẽ cùng protein hỗ trợ tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố), vận chuyển CO2 và O2. Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp 27.4 – 41.1 mg sắt/ngày. Thực đơn bà bầu 3 tháng cuối nên có các thực phẩm giàu sắt như cải bó xôi, đậu lăng, súp lơ, hạt điều, thịt bò,… (1)
  • Canxi (1.200 mg/ngày): Khoáng chất canxi sẽ giúp cơ thể hình thành hệ răng và xương thêm chắc khỏe, hỗ trợ sự đông máu diễn ra bình thường, đảm bảo chức năng của hệ thần kinh. Mẹ bầu sẽ có nhu cầu dung nạp canxi nhiều hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển xương, răng,… Thai phụ thiếu canxi có nguy cơ bị loãng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ,… Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp 1.200 mg canxi/ngày. Thực phẩm chứa canxi điển hình là hải sản, cải xoăn, sữa, đậu,… (2)
  • Iod (220 mcg/ngày): Iod cũng là chất cần thiết cho cơ thể. Sự phát triển, tăng trưởng sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt khi cơ thể thiếu iod, đặc biệt là não bộ. Người mẹ dung nạp đủ iod trong thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ thai nhi bị thiếu hụt iod, mắc chứng đần độn (cretinism),… Thai phụ được khuyến nghị dung nạp khoảng 220 mcg iod/ngày. Thực phẩm chứa iod phải kể đến là cua, cá biển, rau cần, cải bó xôi,… (3)
  • Folate (600 mcg/ngày): Folate (axit folic) cũng là chất cần có trong thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối. Đây là một loại vitamin quan trọng, tham gia vào quá trình phân chia, phát triển tế bào. Mẹ bầu được khuyến nghị dung nạp 600 mcg folate/ngày. Thai phụ có thể tìm thấy folate trong các loại thực phẩm như trứng, các loại đậu, trái cây có múi, súp lơ xanh, bơ, sữa,… (4)
  • Vitamin D (20 mcg/ngày): Cơ thể sẽ dùng phốt pho và canxi tốt hơn để hình thành, duy trì hệ răng, xương thêm chắc khỏe khi có vitamin D. Mẹ bầu nếu bị thiếu vitamin D có thể khiến thai nhi mắc chứng còi xương. Ít thực phẩm trong tự nhiên sở hữu lượng vitamin D đáng kể. Hàm lượng vitamin D được khuyến nghị dành cho mẹ bầu là 20 mcg/ngày. Thai phụ có thể dung nạp vitamin D thông qua dần gan cá (đặc biệt là cá béo), cá trích,… (5)
  • Omega-3 (0.8 gam/ngày): Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cũng cần cung cấp một lượng omega-3 phù hợp. Omega-3 sẽ giúp cơ thể mẹ bầu duy trì được trạng thái khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ sinh non, mắc bệnh đái tháo đường, tiền sản giật,… Omega-3 hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho thai nhi, thúc đẩy hệ thần kinh, não bộ phát triển,… Mỗi ngày, mẹ bầu được khuyến nghị bổ sung 0.8 gam omega-3 (bao gồm 0.3 gam DHA và 0.5 gam ALA). Thực phẩm chứa omega gồm có cá hồi, dầu gan cá tuyết, hạt óc chó,… (6)

Yêu cầu thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối theo từng tháng

Trong tam cá nguyệt thứ ba, thực đơn cho bà bầu ở từng tháng sẽ có yêu cầu riêng về hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế, thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối phải được xây dựng một cách lành mạnh, khoa học, đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất của mẹ và thai nhi, cụ thể như sau:

1. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 7 thai kỳ

Mẹ bầu sẽ cần nhiều sắt khi bước sang tháng thứ 7. Thai phụ có thể bổ sung sắt thông qua các nguồn thực phẩm như đậu, trái cây, rau quả, thịt nạc,… Song song đó, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải được bổ sung thêm nhiều kẽm, iod, phốt pho, canxi,… thông qua những loại thực phẩm như trứng gà, mộc nhĩ đen, rau cải, đậu phụ, đậu tương, táo đỏ, rong biển, cá, tôm,…

2. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8 thai kỳ

Ở tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung những loại thực phẩm sở hữu giá trị dinh dưỡng cao. Khẩu phần ăn của thai phụ tháng thứ 8 nên có các thực phẩm như rau xanh, cá, thịt, trứng, ngũ cốc và những loại trái cây. Tại giai đoạn này, trí não của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng. Vì thế, thai phụ cần bổ sung omega-3 vào thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thông qua các thực phẩm như cá hồi, hạt dẻ cười, hạt chia, hạt óc chó, bơ,…

3. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 9 thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu tháng cuối phải được xây dựng một cách kỹ lưỡng. Vì đây chính là thời điểm chuẩn bị chào đón em bé ra đời. Tại tháng thứ 9, thai nhi cũng sẽ phát triển một cách nhanh chóng để hoàn thiện mọi cơ quan chức năng. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đáp ứng được nhu cầu của thai nhi.

Ở tháng thứ 9, mẹ bầu cần dùng nhiều thực phẩm dồi dào canxi để giúp hệ xương thêm chắc khỏe. Đồng thời, hàm lượng canxi còn hỗ trợ việc sản xuất sữa cho con bú sau sinh diễn ra thuận lợi hơn. Thai phụ nên bổ sung chất béo thông qua những loại thực phẩm tự nhiên. Để tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối cần có các thực phẩm sở hữu nhiều khoáng chất sắt.

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Để có thể xây dựng được một thực đơn vào con không vào mẹ trong tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ phải biết bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và cần tránh dùng món nào. Có như thế, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối mới phát huy được tối đa lợi ích.

1. Thực phẩm tốt nên thêm vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ cần có thực phẩm hữu ích cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng gà,… Những loại thực phẩm này sẽ sở hữu hàm lượng dưỡng chất thiết yếu, hữu ích với sức khỏe, giúp thai nhi phát triển tốt, cụ thể như sau:

  • Rau xanh và hoa quả: Mẹ bầu nên ăn những loại rau có màu xanh đậm, chứa nhiều folate như cải xoăn, cải bó xôi, cải bó xôi,… Lấy ví dụ điển hình như trong 30 gam cải bó xôi sống có 58.2 mcg folate. Bên cạnh đó, thực đơn bà bầu 3 tháng cuối cũng nên dùng rau củ quả có màu tím, đỏ, vàng. Ngoài ra, mẹ bầu hãy chọn ăn những loại hoa quả chứa ít đường, giàu vitamin, khoáng chất như chanh leo, táo, bưởi, ổi, cam,…
  • Tinh bột: Khi áp dụng thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ, thai phụ có thể ăn 2 – 3 bát cơm/ngày (chia đều ra cho 2 bữa chính). Nếu mẹ bầu được bác sĩ yêu cầu hạn chế dung nạp tinh bột để kiểm soát cân nặng tốt hơn thì bạn hãy ăn cơm gạo lứt thay cho cơm trắng. Vào bữa sáng, thai phụ có thể thưởng thức những loại thực phẩm khác chứa tinh bột trong thành phần như khoai lang, bánh mì hay yến mạch.
  • Thịt: Nếu mẹ bầu muốn tăng cân đều và bổ sung nhiều sắt thì hãy ăn thịt có màu đỏ, điển hình là thịt bò. Ước tính trong 100 gam thịt bò có 2.6 mg sắt. Thịt heo, thịt gà cũng nên có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối. Những loại thịt này đều mang đến công dụng bổ máu, thai phụ nên ăn luân phiên. Mẹ bầu có thể ăn hải sản để thay thế cho thịt, ví dụ như cua, ghẹ, ngao,… tuy nhiên không nên tiêu thụ liên tục, dùng với lượng quá nhiều vì sẽ gây ra chứng lạnh bụng.
  • Cá: Mẹ bầu đừng quên đưa cá vào khẩu phần, vì loại thực phẩm này sở hữu nhiều dưỡng chất hữu ích như folate, omega-3,… Thai phụ có thể chế biến cá thành nhiều món như luộc, kho, hấp, nấu cháo hay canh,… Thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ nên có đa dạng các loại cá, điển hình là cá hồi, cá chép, cá rô phi,…
  • Trứng gà: Thai phụ có thể chế biến trứng gà thành nhiều món khác nhau như xào, hấp, rán,… Trứng gà hữu ích cho mẹ bầu và thai nhi vì chứa nhiều khoáng chất, vitamin, điển hình là vitamin A, D, B2, B6, B12, kẽm, folate, selen, canxi,… Bên cạnh đó, omega-3 và choline trong trứng gà cũng rất hữu ích cho sự phát triển não bộ của thai nhi, góp phần phòng ngừa nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh.
  • Sữa tươi: Bên cạnh sữa công thức dành riêng cho mẹ bầu, thai phụ có thể dùng sữa tươi tiệt trùng. Hàm lượng dinh dưỡng của sữa tươi cũng rất phong phú, chứa các khoáng chất và vitamin hữu ích như canxi, vitamin B2, B12,… Trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, sữa tươi phù hợp để dùng ở bữa phụ, sau bữa chính khoảng 2 – 3 tiếng.

2. Thực phẩm cần tránh trong thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối

Nhiều thai phụ cũng thắc mắc bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm thai phụ cần tránh dùng trong tam cá nguyệt thứ ba:

  • Món cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị: Thai phụ không nên ăn những món cay nóng, có nhiều gia vị, dầu mỡ vì sẽ gây ra áp lực cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu, ợ nóng. Ngoài ra, các món này còn tiềm ẩn nguy cơ gây táo bón, dẫn đến bệnh trĩ.
  • Muối: Thực đơn bà bầu 3 tháng cuối nên là một chế độ ăn nhạt để tránh bị tích nước, sưng phù. Bên cạnh đó, ăn quá mặn (> 5g muối / ngày) còn có thể khiến mẹ bầu gặp chứng tăng huyết áp.
  • Đồ ăn ngọt: Chức năng thải đường của thận sẽ giảm đi khi chị em phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ ăn nhiều món ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây áp lực cho thận. Ngoài ra, mẹ bầu ăn quá nhiều món ngọt cũng làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Thức ăn chế biến sẵn: Thực phẩm được chế biến sẵn tại cửa hàng có thể chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ bầu. Thực phẩm đóng hộp thì lại có nhiều phụ gia, chất bảo quản, hương liệu,… không tốt cho sức khỏe.
  • Trái cây không hữu ích cho mẹ bầu: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối không nên có đu đủ xanh. Vì khi thai phụ ăn loại trái cây này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng co thắt tử cung. Mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng nhãn, vải, sầu riêng,… vì có tính nóng. Dù nước dừa hữu ích cho thai phụ nhưng cũng không nên uống quá nhiều, bạn chỉ nên uống 1 – 2 lần/tuần.
  • Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: Mẹ bầu nên tránh ăn những loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như cá ngói, cá thu vua, cá kiếm,… Vì nếu dung nạp thủy ngân liên tục với lượng nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thần kinh của thai nhi, tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai,…

Lưu ý khi lên thực đơn bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả thai phụ và em bé. Vì thế, khi lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Lựa chọn thực phẩm: Mẹ bầu hãy cân nhắc lựa chọn những thực phẩm hữu ích cho sức khỏe, sở hữu hàm lượng dưỡng chất thiết yếu. Thai phụ nên hạn chế/tránh dùng các thực phẩm được khuyến cáo không phù hợp với mẹ bầu. Thực phẩm khi mua phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Thai phụ tuyệt đối không dùng thực phẩm đã hỏng.
  • Chế biến thực phẩm: Mẹ bầu hãy chắc chắn rằng thịt, cá, hải sản,… mình đang ăn đã được nấu chín. Vì thực phẩm tái, còn sống có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, ngộ độc. Khi chế biến món ăn, thai phụ nên ưu tiên cách hấp, luộc, chưng,… hạn chế rán nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực.
  • Khẩu phần: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối nên được chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ xen kẽ. Thai phụ không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Bữa ăn của mẹ bầu phải đảm bảo có sự cân bằng dưỡng chất. Uống đủ nước cũng là việc làm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ ba. Thai phụ ở 3 tháng cuối được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị uống khoảng 2.200 ml nước/ngày.
  • Ăn kiêng: Mẹ bầu ở 3 tháng cuối không nên ăn kiêng vì mục đích giữ dáng. Vì cả thai phụ và em bé trong bụng đều đang cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe. Sau khi sinh, chị em có thể giảm cân, lấy lại vóc dáng lý tưởng thông qua một số cách khoa học, lành mạnh.
  • Tăng cân trong thai kỳ: Cân nặng của mẹ bầu ở 3 tháng cuối phải được kiểm soát tốt. Nếu thai phụ bị tăng cân quá nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây béo phì, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,… Lúc này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện khẩu phần ăn riêng biệt nhằm mục đích cải thiện vấn đề thừa cân. Để chủ động kiểm soát cân nặng, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải được xây dựng một cách khoa học, tránh cung cấp dư thừa năng lượng, chất béo, đường,…
  • Thèm ăn: Mẹ bầu ở 3 tháng cuối có thể vẫn còn cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, thai phụ vẫn phải chủ động kiểm soát khẩu phần thật tốt, tránh để bản thân tăng cân vượt mức được bác sĩ khuyến nghị. Ngoài ra, mẹ bầu cũng tuyệt đối tránh ăn các món gây hại cho sức khỏe hay những thứ kì lạ (không phải thức ăn) vì chúng sẽ tác động tiêu cực đến thể trạng và em bé trong bụng.
  • Khi mẹ bầu bị tiểu đường, táo bón, tăng huyết áp: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối đang mắc các bệnh lý kể trên đều phải được điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ như hạn chế thực phẩm ngọt, giảm ăn món mặn, có nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia,…

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối cần được xây dựng gồm có 3 bữa chính cùng 3 bữa phụ xen kẽ. Món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối phải cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Dưới đây là một số món ngon phù hợp với thai phụ ở tam cá nguyệt thứ ba, mời mẹ bầu cùng tham khảo:

1. Thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng cuối

Bữa sáng không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Thai phụ cần được cung cấp năng lượng từ bữa sáng để có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày với trạng thái tốt. Thai nhi cũng cần dung nạp dưỡng chất để tiếp tục phát triển thuận lợi. Mẹ bầu sẽ có nhiều lựa chọn trong bữa sáng thông qua các món nước, cháo, hấp,… cụ thể như sau:

  • Món nước: Bánh canh chả cá, bánh canh cua, hủ tiếu sườn, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu giò nạc, phở bò, phở gà, miến vịt,…
  • Món cháo: Cháo cá lóc, cháo thịt băm, cháo gà, cháo vịt, cháo rau củ, cháo hạt sen, cháo trứng gà, cháo rong biển,…
  • Món hấp: Bánh bao, bánh giò, bánh bèo, bánh cuốn, bánh ướt, khoai mì hấp, khoai lang hấp, há cảo,…
  • Các món ăn khác: Cơm tấm, cơm gà, bún thịt xào, bún chả giò, bánh mì trứng, bánh mì chả cá, bánh mì xíu mại,…

2. Thực đơn bữa trưa cho bà bầu 3 tháng cuối

Bữa trưa trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần có 5 món cơm, mặn, xào, canh, tráng miệng (trái cây). Bữa ăn này rất quan trọng và có nhiệm vụ cung cấp nhiều năng lượng cho thai phụ, hỗ trợ em bé phát triển ổn định. Mẹ bầu có thể kết hợp đa dạng nhiều món trong bữa trưa, ví dụ như:

  • Món mặn: Cá bạc má kho cà, cá cơm lăn bột chiên, cá mòi kho, gà kho gừng, thịt heo kho củ cải, sườn ram nước dừa,…
  • Món xào: Thịt bò xào giá hẹ, thịt bò xào hành tây, ếch xào lăn, thịt heo xào bông cải trắng, thịt heo xào đậu hà lan,…
  • Món canh: Canh khổ qua hầm, canh bí đao sườn bò, canh bí đỏ giò heo, canh chua cá lóc, canh khoai mỡ nấu tôm,…
  • Trái cây: Táo, lê, bưởi, cam, dâu tây, mận, hồng xiêm, quýt, chuối chín, chôm chôm, bơ, đu đủ, dưa hấu, nho,…

3. Thực đơn bữa tối cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn bữa tối cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ ba cần có 5 món cơm, mặn, canh, xào, trái cây (tráng miệng). Đây cũng là bữa ăn chính quan trọng, thế nhưng thai phụ lưu ý không nên ăn các món có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa để tránh gây ra áp lực cho dạ dày. Dưới đây là một số món ăn ngon mẹ bầu có thể đưa vào bữa tối:

  • Món mặn: Chả lụa kho, chả trứng chưng, tôm hấp nước dừa, đậu hũ kho rau củ, thịt băm kho lá quế, trứng cút kho tôm khô,…
  • Món xào: Rau củ xào thập cẩm, nấm rơm xào cải thìa, su hào xào tôm, củ sắn xào thịt băm, dưa chuột xào cần tây,…
  • Món canh: Canh bắp cải thịt băm, canh bầu nấu tôm, canh cải ngọt, canh hẹ nấu đậu hũ non, canh mướp nấu tôm,…
  • Trái cây: Táo, lê, dâu tây, đu đủ chín, quýt, cam, hồng xiêm, bưởi, bơ, việt quất, kiwi,…

4. Thực đơn bữa phụ cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối không thể thiếu 3 bữa phụ xen kẽ với 3 bữa chính. Bạn có thể uống sữa hạt hoặc sữa công thức/sữa tươi tiệt trùng trong 2 bữa phụ (sau 2 bữa chính sáng và tối). Đối với bữa phụ sau bữa trưa, mẹ bầu có thể thưởng thức các món chè, bánh thơm ngon. Mời bạn cùng tham khảo một số món phù hợp để đưa vào bữa phụ được gợi ý dưới đây:

  • Sữa: Sữa tươi tiệt trùng, sữa công thức (dành cho mẹ bầu), sữa hạt sen, sữa bí, sữa đậu xanh, sữa đậu phộng, sữa mè đen, sữa bắp,…
  • Chè: Chè bưởi, chè hạt sen, chè đậu xanh, chè nha đam, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè củ năng, chè rong biển, chè trôi nước,…
  • Bánh: Bánh bao chay, bánh chuối, bánh da lợn, bánh khoai mì nướng, bánh quế, bánh su kem, bánh sừng trâu, bánh tiêu,…
  • Các món ăn khác: Đậu hũ nước đường, kem sữa chua, rau câu,…

Gợi ý thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ

Thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ phải bao gồm những món lành mạnh, khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho thai kỳ. Các món ăn phải được chế biến từ những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Dưới đây là thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối trong một tuần, mời bạn đọc cùng tham khảo:

1. Thực đơn cho thứ 2

Mẹ bầu cần một thực đơn lành mạnh, dồi dào dưỡng chất cho ngày thứ 2 để khởi động tuần mới tràn đầy năng lượng. Thai phụ có thể tham khảo khẩu phần dưới đây:

2. Thực đơn cho thứ 3

Thai phụ sẽ ăn ngon miệng hơn nếu có khẩu phần đa dạng. Bạn đừng ngại đưa các món ăn mới nhưng dồi dào dưỡng chất vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, ví dụ như:

3. Thực đơn cho thứ 4

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vào ngày thứ 4 vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiếu yếu nhưng không gây nhàm chán. Thai phụ có thể tham khảo khẩu phần được gợi ý dưới đây:

4. Thực đơn cho thứ 5

Khi bước sang ngày thứ 5 mẹ bầu có thể thưởng thức một số món ăn mà bản thân yêu thích để làm mới thực đơn. Tuy nhiên, thai phụ cần nhớ rằng thực phẩm đưa vào khẩu phần phải là món lành mạnh. Mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn thực đơn dưới đây:

5. Thực đơn cho thứ 6

Bước vào những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần kiểm soát khẩu phần của mình thật tốt để tránh bị tăng cân quá mức. Vì thế, hãy áp dụng thực đơn cho thứ 6 với những món ăn lành mạnh, thanh đạm nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu:

6. Thực đơn cho thứ 7

Cuối tuần là thời điểm phù hợp để mẹ bầu thư giãn, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Vì thế khẩu phần ăn cũng phải mang đến cho chị em nhiều năng lượng. Thai phụ hãy tận hưởng ngày thứ 7 với thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối hấp dẫn, bổ dưỡng, thơm ngon, bao gồm các món ăn mới mẻ, phong phú:

7. Thực đơn cho chủ nhật

Chủ nhật là ngày để mẹ bầu nghỉ ngơi và tái khởi động năng lượng chuẩn bị bước sang tuần mới. Vì thế, khẩu phần ăn của thai phụ cũng phải sở hữu nhiều dưỡng chất thiết yếu, khoa học, lành mạnh, ví dụ như:

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối mẫu có phù hợp với tất cả mọi người không?

Thực đơn cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả thai phụ vì nhu cầu dưỡng chất của mỗi người là khác nhau. Nếu mẹ bầu thuộc những trường hợp dưới đây thì hãy trao đổi cùng bác sĩ để được tư vấn, điều chỉnh thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phù hợp hơn với thể trạng của bản thân:

  • Thai phụ thừa hoặc thiếu cân: Trong trường hợp mẹ bầu bị thừa cân đáng kể thì có thể cần áp dụng khẩu phần chứa ít calo hơn. Tuy nhiên, thai phụ không nên tự ý quyết định cắt giảm khẩu phần. Thực đơn của bạn phải được bác sĩ trực tiếp xây dựng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Ngược lại, thai phụ bị thiếu cân nên có khẩu phần cung cấp nhiều calo hơn.
  • Thai phụ ở tuổi thiếu niên: Mẹ bầu đang ở độ tuổi thiếu niên phải có thực đơn chứa nhiều dưỡng chất hơn để đáp ứng được nhu cầu của thể trạng.
  • Thai phụ mang đa thai: Mẹ bầu đang mang đa thai cũng cần có khẩu phần được bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường: Thực đơn của người mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ hoặc đã mắc bệnh đái tháo đường từ trước sẽ được bác sĩ điều chỉnh để góp phần cải thiện sức khỏe. Cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc về lượng carbohydrate được phép cung cấp trong mỗi bữa ăn,…

Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn quan trọng vì chuẩn bị chào đón em bé ra đời. Vì thế, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối phải được xây dựng một cách kỹ lưỡng, khoa học, lành mạnh. Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua hotline 1900 633 599.

This post was last modified on Tháng Một 28, 2024 1:30 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268