Phản ứng propan + Br2 tỉ lệ 1 : 1 (hay C3H8 + Br2 tạo ra C3H7Br) thuộc loại phản ứng thế bởi halogen , phản ứng halogen hóa đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về C3H8 có lời giải, mời các bạn đón xem:

C3H8 + Br2 → C3H7Br + HBr

1. Phương trình phản ứng C3H8 tác dụng với Br2

CH3 – CH2 – CH3 + Br2 →t0CH3 – CHBr – CH3 + HBr

Phản ứng này thuộc loại phản ứng thế.

2. Hiện tượng của phản ứng C3H8 tác dụng với Br2

– Trước khi đun nóng hỗn hợp phản ứng có màu nâu đỏ (của brom). Sau khi phản ứng xảy ra hỗn hợp sản phẩm thu được không có màu.

3. Cách tiến hành phản ứng C3H8 tác dụng với Br2

– Đun nóng hỗn hợp C3H8 và Br2 ở nhiệt độ 150oC.

4. Mở rộng về tính chất hoá học của ankan

– Ở nhiệt độ thường, các ankan không tác dụng với dung dịch axit, dung dịch kiềm và các chất oxi hóa như dung dịch KMnO4 (thuốc tím)…

– Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các ankan dễ dàng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách hiđro và phản ứng cháy. 

4.1. Phản ứng thế bởi halogen

– Clo có thể thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan.

Phương trình hóa học:

CH4 + Cl2 →asCH3Cl + HCl

CH3Cl + Cl2 →asCH2Cl2 + HCl

CH2Cl2 + Cl2 →as CHCl3 + HCl

CHCl3 + Cl2 →asCCl4 + HCl

– Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự metan.

Nhận xét:

– Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.

4.2. Phản ứng tách

– Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các ankan có phân tử khối nhỏ bị tách hiđro thành hiđrocacbon không no tương ứng.

Thí dụ:

CH3 – CH3 →500Co, xt CH2 = CH2 + H2

– Ở nhiệt độ cao và chất xúc tác thích hợp, ngoài việc bị tách hiđro, các ankan còn có thể bị phân cắt mạch cacbon tạo thành các phân tử nhỏ hơn.

Thí dụ:

CH3 – CH2 – CH3 →to, xtC2H6+CH4C3H6+H2

4.3. Phản ứng oxi hóa

– Khi bị đốt, các ankan đều cháy, tỏa nhiều nhiệt.

CnH2n + 2 + 3n+12 O2 →to nCO2 + (n + 1)H2O

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Phản ứng đặc trưng của ankan là:

A. Cộng với halogen B. Thế với halogen

C. Crackinh D. Đề hiđro hoá

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Ở phân tử ankan chỉ có liên kết C-C và C-H. Đó là các liên kết xích ma bền vững, vì thế ankan tương đối trơ về mặt hóa học. Ở nhiệt độ thường chúng không phản ứng với axit, bazơ và chất oxi hóa mạnh như KMnO4.

Dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt độ, ankan tham gia các phản ứng thế với halogen, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa. Tuy nhiên, phản ứng đặc trưng của ankan là thế với halogen: CnH2n+2 + Cl2 →AS CnH2n+1Cl + HCl

Halogen có thể thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử ankan.

Câu 2: Ankan X có công thức phân tử C6H14. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylbutan B. 3-metylpentan

C. hexan D. 2,3-đimetylbutan

Hướng dẫn giải

Đáp án B

C↓H3- C↓H2- C↓ ↓H – CH2- CH3                                       CH3

Vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó

→ Clo hóa 3-metylpentan được 4 sản phẩm thế monoclo.

Câu 3: Cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 (ánh sáng, tỉ lệ số mol 1 : 1), số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

C↓H3- C↓H – C↓H2- C↓H3                   CH3

Clo hóa 2-metylbutan được 4 sản phẩm thế monoclo.

Vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó

Câu 4: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là:

(1) CH3C(CH3)2CH2Cl;

(2) CH3C(CH2Cl)2CH3 ;

(3) CH3ClC(CH3)3

A. (1); (2). B. (2); (3). C. (2). D. (1)

Hướng dẫn giải

Đáp án D

                  CH3CH3- C – CH3                  CH3

4 nhóm -CH3 có vị trí đối xứng nhau nên chỉ có 1 sản phẩm thế clo 1:1.

Câu 5: Clo hóa ankan X theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm dẫn xuất monoclo có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

A. C4H10 B. C3H8 C. C3H6 D. C2H6.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

CnH2n+2 + Cl2 → CnH2n+1Cl + HCl

→ 35,514n+1+35,5.100 = 45,223%

→ n = 3 → CTPT X: C3H8.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

A. 70,0 lít B. 78,4 lít C. 84,0 lít D. 56,0 lít.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

nCO2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol;

nH2O = 9,9 : 18 = 0,55 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

→ 2.nO2 = 2.0,35 + 0,55 →nO2 = 0,625 mol

VO2 = 0,625.22,4 = 14 lít

Vì oxi chiếm 15Vkk → Vkk = 5.14 = 70 lít

Câu 7: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan là

A. 3,3-đimetylhexan B. 2,2-đimetylpropan

C. isopentan D. 2,2,3-trimetylpentan.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

CnH2n+2 + Br2 → CnH2n+1Br + HBr

→ 14n + 81 = 75,5.2 → n = 5 → CTPT: C5H12

Khi brom hóa ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất

nên CTCT của X là:

                  CH3CH3- C – CH3                  CH3 2,2-đimetylpropan

Câu 8: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi nước theo tỷ lệ thể tích 11:15. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hai chất lần lượt là:

A. 18,5% và 81,5% B. 45% và 55%

C. 28,1% và 71,9% D. 25% và 75%

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Đặt nC2H6= a ; nC3H8= b;

Có VCO2 : VH2O = 11 : 15

→ (2a + 3b) : (3a + 4b) = 11 : 15

→ b = 3a

Tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol

Giả sử nC2H6 = 1 mol → nC3H8 = 3 mol

→ mA = 1.30 + 3.44 = 162 gam

→ %mC2H6 = 30162.100 = 18,5%

%mC3H8 = 3.44162.100 = 81,5%

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là

A. C2H6 và C3H8 B. CH4 và C2H6 .

C. C2H2 và C3H4 D. C2H4 và C3H6

Hướng dẫn giải

Đáp án B

nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol;

nH2O = 3,24 : 18 = 0,18 mol

nH2O > nCO2 → X là ankan → X có CTPT chung là CnH2n+2

nX = nH2O nCO2 = 0,18 – 0,1 = 0,08 mol

→ n = nCO2nX = 0,10,08 = 1,25

Hai hiđrocacbon kế tiếp là CH4 và C2H6

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình đựng P2O5 và Ca(OH)2 thì khối lượng các bình này tăng lên lần lượt là 0,9 gam và 1,1 gam. Công thức phân tử của X là:

A. C4H10 B. C3H8 C. C2H6 D. CH4

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Khối lượng bình P2O5 tăng chính là khối lượng nước

→ mH2O= 0,9 gam → nH2O = 0,05 mol

Khối lượng bình Ca(OH)2 tăng chính là khối lượng CO2

→ mCO2 = 1,1 gam → nCO2 = 0,025 mol

nH2O > nCO2 → X là ankan

→ X có CTPT chung là CnH2n+2

nX = nH2O – nCO2 = 0,05 – 0,025 = 0,025 mol

→ n = nCO2nX = 0,0250,025 = 1

→ X là CH4.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

  • C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O
  • C3H8 → CH4 + C2H4
  • C3H8 → H2 + C3H6
  • C3H8 + Cl2 → C3H7Cl + HCl
  • C3H8 + 2Cl2 → C3H6Cl2 + 2HCl
  • C3H8 + 2Br2 → C3H6Br2 + 2HBr

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

This post was last modified on Tháng ba 31, 2024 4:45 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268