Môi trường kinh doanh là gì?

Môi trường kinh doanh là gì?

Lời đầu tiên, bài viết này được đặt ở vị thế cá nhân mình không phải học từ chuyên ngành phân tích tài chính doanh nghiệp, cũng không phải là dân được học bài bản về kinh tế. Con đường mình từ lúc mới bắt đầu vào thị trường đến giờ là tự thân và học hỏi từ những người thầy xung quanh mà mình có cơ hội gặp được, đánh tới đâu học tới đó. Vì vậy, Nếu bài viết này có sự thiếu sót hay thông tin sai lệch bạn hãy phản biện, mình hoàn toàn lắng nghe & chấp nhận để học hỏi. Cảm ơn!

PHẦN I: Ví dụ về môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là yếu tố then chốt quyết định cho kinh doanh có thành công được hay không? Ví dụ, Thời 2014-2015 bắt đầu rộ lên trào lưu mở quán mỳ cay trà sữa, dù đi xa hay gần các bạn sẽ thấy có quán mỳ cay & thời điểm đó giới trẻ đăng hình chụp sự thành công, thích thú xung quanh việc chinh phục thử thách này.

Bỏ qua câu chuyện về mô hình kinh doanh & cách quán kinh doanh để tối ưu được lợi nhuận, mình nói đến câu chuyện nếu giả sử mình mở quán ở thời điểm đó thì nếu không gặp bất cứ khó khăn gì bất ngờ thì cũng gọi là AUTO thắng, bởi ít nhất lượng khách hàng đông nên giúp quán nào kinh doanh cũng thuận lợi ít nhất là khó có khả năng lỗ trong giai đoạn hoàng kim như vậy.

=> Mình xem đây chính là là MÔI TRƯỜNG KINH DOANH. Nghĩa là cho dù bất cứ bạn làm ngành nghề gì, thì môi trường kinh doanh ở thời điểm đó như khách hàng, xu hướng thị hiếu chung, trào lưu giới trẻ… thuận lợi thì sẽ cực kì dễ thắng. Ngược lại, bạn mở kinh doanh ở thời điểm có môi trường kinh doanh không ủng hộ như trào lưu đã tắt, các quán lớn cạnh tranh khá nhiều, khách hàng có nhu cầu khác… thì khả năng kinh doanh thất bại khá là cao.

PHẦN 2: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà

Môi trường kinh doanh là gì?

Hay nói cách khác, với dân đầu tư chứng khoán ae mình sẽ chiến thắng dễ dàng hơn nếu có THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ.

– THIÊN THỜI (Chính là môi trường kinh doanh) – là thời điểm đầu tư kinh doanh rất khó thua, được bối cảnh vĩ mô trong nước, ngoài nước, xu hướng ngành ủng hộ, doanh nghiệp làm ăn như diều gặp gió thì khả năng thắng cao. Ngược lại chúng ta nhảy vào nếu như mọi thứ nghịch, gió đang thổi ngược chiều thì tốt nhất chúng ta đứng im đừng làm gì cả. Được sự ủng hộ của môi trường kinh doanh cực kì quan trọng.

– ĐỊA LỢI – là đi tìm ngành cổ phiếu ở đó xuất hiện cổ phiếu được hưởng lợi nhiều nhất. Trong bối cảnh xu hướng ngành thay đổi liên tục thì dòng tiền đang chọn nhóm ngành nào, dòng nào làm ăn sẽ thuận lợi hơn. Ví dụ giá dầu cao, căng thẳng địa chính trị thì dòng P mà đánh, lãi suất thấp chính sách hỗ trợ thì dòng chứng khoán & bất động sản mà chơi, bất kì một biến động dẫn đến sự thay đổi trọng yếu của nhóm ngành đều có thể trở thành cơ hội đầu tư. Nhóm cổ phiếu đó có câu chuyện gắn liền với bối cảnh chung kinh tế hiện nay.

– NHÂN HOÀ. là xuất phát từ kĩ năng của bản thân mình, phân tích kĩ thuật, phân tích điểm mua điểm bán, phân tích dòng tiền vào hay sao đó, mình nắm giữ có tốt không, có gặp vấn đề gì về tâm lý hay không. Rồi lòng tham hay nỗi sợ hãi ở mức nào để quyết định nên nắm giữ hay bán là yếu tố then chốt cuối cùng.

PHẦN 3: Môi trường kinh doanh trong đầu tư chứng khoán?

=> Phân tích môi trường kinh doanh là phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài & phân tích môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp.

– Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài gắn liền với hai nội dung là phân tích môi trường vĩ mô & phân tích môi trường cạnh tranh ngành. => Nhằm xác định đánh giá các điều kiện kinh tế bao gồm Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khoá, bối cảnh kinh tế vĩ mô.

– Phân tích môi trường kinh doanh bên trong gắn liền với việc phân tích các vấn đề về nội tại nguồn lực, chiến lược kinh doanh, cạnh tranh để đánh giá điểm mạnh & điểm yếu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh bên ngoài.

Mình không có ý định viết đi sâu vào bất cứ phần nào, bởi bản thân không phải dân chuyên về kinh tế hay chuyên về phân tích doanh nghiệp. Viết sâu không khác gì múa rìu qua mắt thợ. Điều ae cần làm rõ ở đây là với vị thế là một nhà đầu tư, mà hầu hết anh em nào cũng sẽ giống mình là các bạn đang làm ở một lĩnh vực khác và bắt đầu vào thị trường chứng khoán để tìm hiểu.

Hoàn toàn mới và không phải là chuyên gia về kinh tế, vậy có cửa thắng thị trường được không? Đương nhiên là hoàn toàn có thể.

Đồng thời, với dân ra chiến trường, đầu tư thực chiến thì việc quan trọng là mua bán như thế nào chứ còn ngồi mà đong đếm xem ông nào nhớ bài, ông nào phân tích đúng sai thì cổ phiếu nó giã cho nát hết tài khoản rồi. Nên quan điểm chính của mình là mình không cần phải hiểu rõ hết tất cả các đại lượng, hay nắm rõ hết tất cả các khái niệm mà chỉ cần biết cách logic vấn đề rằng thực trạng hiện nay trong bối cảnh môi trường kinh doanh mà đặc biệt nhất là MÔI TRƯỜNG KINH DOANH bên ngoài đang có thực sự ỔN không? Ổn không nghĩa là sao?

Đối với nhà đầu tư: Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài đầu tiên là đi phân tích kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố tổng thể của nền kinh tế bao gồm:

1. Tăng trưởng kinh tế (GDP) trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế cao là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển, ngược lại tăng trưởng kinh tế thấp hoặc âm là dấu hiệu của một nền kinh tế đang gặp khó khăn.

2. Lạm phát: Lạm phát là sự gia tăng liên tục của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Lạm phát cao có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bao gồm giảm sức mua của người tiêu dùng, tăng chi phí sản xuất và gây bất ổn kinh tế.

3. Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao là dấu hiệu của một nền kinh tế đang gặp khó khăn.

4. Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán cân bằng là dấu hiệu của một nền kinh tế ổn định, ngược lại cán cân thanh toán thâm hụt hoặc thặng dư lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

5. Chính sách kinh tế vĩ mô (cực kì quan trọng): Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách do chính phủ thực hiện nhằm mục tiêu điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ (lãi suất & tỷ giá), chính sách tài khóa và chính sách kinh tế đối ngoại.

6. Thị trường tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, vàng… Thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế.

Tiếp theo các yếu tố vĩ mô được kể trên sẽ liên quan trực tiếp đến thị trường tài chính đặc biệt là cổ phiếu thông qua hai đại lượng chính là: LÃI SUẤT & LỢI NHUẬN.

• Khi lãi suất tăng, chi phí đi vay của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều này làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ đó làm giảm giá cổ phiếu. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí đi vay của các doanh nghiệp cũng giảm xuống. Điều này làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá cổ phiếu.

• Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị của cổ phiếu. Khi lợi nhuận của một doanh nghiệp tăng lên, giá trị của cổ phiếu của doanh nghiệp đó cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi lợi nhuận của một doanh nghiệp giảm xuống, giá trị của cổ phiếu của doanh nghiệp đó cũng sẽ giảm xuống.

=> Hai yếu tố chính này tác động trực tiếp lên mô hình định giá cổ phiếu. Khiến mọi biến động kinh tế vĩ mô tác động lên giá trị cổ phiếu trên thị trường tài chính. Hay nói cách khác, sự thay đổi môi trường kinh doanh bên ngoài sẽ dẫn đến sự thay đổi trong doanh nghiệp & cuối cùng phản ảnh tới giá cổ phiếu. Nhưng thị trường tài chính luôn biến động nhanh nhất để phản ánh rủi ro & cơ hội doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện tại.

PHẦN 4 : Tìm hiểu các thông tin để phân tích môi trường kinh doanh như thế nào?

Những thông tin về phân tích môi trường kinh doanh được công bố hàng tuần với thị trường Mỹ và hàng tháng với các thị trường khác. Mình nên theo dõi & tổng hợp để phân tích các yếu tố này tác động như thế nào đến chính sách tiền tệ của các NHNN cao nhất là FED & gần nhất là NHNN Việt Nam. Một môi trường kinh doanh ổn là bối cảnh vĩ mô không có nhiều thay đổi, hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp: lãi suất doanh nghiệp & lợi nhuận doanh nghiệp.

Ngược lại nếu các chỉ số kinh tế vĩ mô dẫn tới sự thay đổi chính sách tiền tệ của các NHNN có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh suy giảm & kinh tế giảm sút.

=> Hãy luôn nhớ rằng: Thị trường chứng khoán luôn đi trước nền kinh tế từ 3-6 tháng, nên thị trường con bò luôn sinh ra trong thời kì suy thoái kinh tế, còn thị trường con gấu lại thường xuất hiện ở những giai đoạn nền kinh tế mạnh mẽ. Sự nghịch lý này hoàn toàn hợp lý khi nó phụ thuộc vào mô hình định giá ở đó có biến động lãi suất, lợi nhuận doanh nghiệp & thanh khoản thị trường.

Phân tích môi trường kinh doanh bên trong là phân tích XU HƯỚNG NGÀNH các yếu tố như nội tại nguồn lực, chiến lược kinh doanh, cạnh tranh để đánh giá điểm mạnh & điểm yếu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh bên ngoài ở thời điểm hiện tại.

Một số gợi ý tìm hiểu các thông tin phân tích như trên:

1. Các bài research các công ty chứng khoán: Mục Cập nhật kinh tế vĩ mô sẽ đưa ra các biến động vĩ mô chung trên thế giới & tại việt Nam ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán

2. Mục phân tích ngành cho biết phân tích môi trường kinh doanh bên trong là XU HƯỚNG NGÀNH trong giai đoạn hiện tại như thế nào.

3. Mục phân tích sự kiện là các sự kiện chính của doanh nghiệp nổi bật hoặc của FED & NHNN các chính sách tiền tệ sẽ tác động lên thị trường chứng khoán.

Hầu như công ty chứng khoán nào cũng sẽ có các bộ phận như thế này. Nhưng lâu nay hầu hết các nhà đầu tư sẽ ít quan tâm hoặc đọc cho có vì nghĩ rằng không quan trọng. Tuy nhiên cần lưu ý các báo cáo này thường sẽ mang tính chung chung ở phần nhận xét vì sẽ đưa ra nhận định chủ yếu là tích cực để khuyến khích nhà đầu tư. Nên khuyến nghị ae nên tự đọc dữ liệu họ công bố & tập đưa ra nhận định phản biện của cá nhân nếu có thể sẽ phản ứng nhanh hơn với thị trường.

Còn nguồn thông tin chính thống hơn thì nên theo dõi số liệu kinh tế trực tiếp rồi tự đánh giá không cần đọc research. Các trang vn.investing, tradingeconomics, tổng cục thống kê, ngân hàng nhà nước việt nam,….

Ngày nay, AI được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng nó đặc biệt giỏi trong mảng coding & finance. Lý do là cả hai mảng này đòi hỏi khối lượng thông tin lớn & logic được. Thì AI đang làm rất tốt việc này, đó là điều kiện để từ một người không biết gì về kiến thức kinh tế hoàn toàn có thể đánh giá được các biến động môi trường kinh doanh dựa trên các số liệu có được.

PHẦN 5: Mấu chốt cuối cùng, phân tích môi trường kinh doanh để làm gì?

=> Cuối cùng, phân tích môi trường kinh doanh là để mua & nắm giữ cổ phiếu.

Ae không nghe lầm đâu. Việc mua bán lướt sóng trên thị trường đòi hỏi tốn rất nhiều phí thuế & sai lầm khi mức độ giao dịch càng nhiều. Mua bán càng nhiều càng dễ sai. Trong một xu hướng tăng, nắm giữ là chiến thắng. Nhưng nắm giữ bao lâu, và đến khi nào thì môi trường kinh doanh sẽ trả lời câu hỏi này.

Mình tin rằng rất nhiều người đi tìm câu hỏi này!

Vậy khi nào xu hướng tăng? Xu hướng tăng có thể là ngắn hạn hoặc trung hạn tuỳ vào góc nhìn của người đầu tư. Có người đánh ngắn hạn là vài tuần, nhưng có người trung hạn là vài tháng.

Tuy nhiên khi chấp nhận bỏ quan biến động tăng giảm ngắn hạn có nghĩa là bạn phải chắc rằng môi trường kinh doanh đang không có nhiều biến động hoặc không thay đổi đến doanh nghiệp.

Biến động ở đây là nằm ở cả bên ngoài kinh tế vĩ mô & bên trong là biến động doanh nghiệp.

Nếu ổn thì nắm giữ, biến động tăng giảm chỉ mang tính chất cung cầu theo tâm lý thị trường. Số đông sẽ sai khi trading chạy theo sự thay đổi của giá. Khi giảm là cơ hội để gia tăng thêm tỷ trọng!

Còn nếu môi trường kinh doanh đang tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng đảo chiều chính sách tiền tệ, tăng lãi suất mạnh hơn, doanh nghiệp gặp rủi ro tỷ giá, thanh khoản thiếu hụt, thiên nga đen… những yếu tố này sẽ khiến việc nắm giữ là sai vì môi trường kinh doanh không còn ổn định. Đến sàn cũng phải bán!

Cuối cùng, thị trường tài chính ngày nay biến đổi theo từng ngày, sống nay chết mai chưa biết được nên việc cập nhật môi trường kinh doanh phải liên tục & thường xuyên giúp đảm bảo rằng việc nắm giữ vị thế của bạn là chính xác. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho bạn. Cảm ơn đã đọc.

Theo dõi kênh Bản tin Daily Market | Trend Trader tại đây!

This post was last modified on Tháng ba 17, 2024 3:18 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268