Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201)

Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201)

Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201)

Chính trị học là ngành học thuộc nhóm ngành chính trị và khoa học xã hội. Học ngành Chính trị ở trường nào? Ra trường có thể làm những công việc gì?

Cùng mình tìm hiểu ngay những thông tin trên trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Chính trị học là gì?

Chính trị học là một ngành học trong lĩnh vực xã hội học, nghiên cứu về các quần thể xã hội, chính trị, tổ chức và quản lý của chính phủ và các tổ chức chính trị.

Ngành học này nghiên cứu về luật pháp, quốc gia, chính trị, kinh tế, kinh tế chính trị, địa chính trị, kinh tế quốc tế, quản lý đầu tư và quản lý tài nguyên. Sinh viên học ngành Chính trị học sẽ có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế, cũng như khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề chính trị.

Chương trình đào tạo ngành Chính trị học sẽ đào tạo sinh viên theo 3 mục tiêu:

  • Về kiến thức: Các vấn đề lý luận chính trị cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về chính trị học, các lý thuyết và trào lưu trên thế giới, quyền lực chính trị và cầm quyền, phương thức giành quyền lực, hoạch định chính sách công…
  • Về kỹ năng:
    • Các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn giúp độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động chính trị thực tiễn như kỹ năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề chính trị, xã hội
    • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong cơ quan hệ thống chính trị
    • Kỹ năng xử tình huống chính trị xã hội nảy sinh
  • Về thái độ:
    • Có thái độ đúng đắn và ý thực tự giác về nghề nghiệp
    • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt
    • Có ý thực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
    • Có thái độ nghiêm túc, cầu thị, phong cách khoa học và chuẩn mực trong hoạt động chuyên môn

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Chính trị học

Việc lựa chọn trường đào tạo ngành học phù hợp cũng là một trong những việc rất quan trọng. Các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ càng thông qua nhiều yếu tố trước khi đưa ra sự lựa chọn.

Các trường tuyển sinh ngành Chính trị học năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 20221Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN21.5 – 26.752Học viện Báo chí và Tuyên truyền23.83 – 25.153Trường Đại học Thủ đô Hà Nội30.54Trường Đại học Sư phạm Hà Nội20.45 – 265Trường Đại học Hải Dương6Trường Đại học Nội vụ15 – 187Trường Đại học Thành Đông148Trường Đại học Tân Trào159Trường Đại học Vinh1610Trường Đại học Hà Tĩnh1511Trường Đại học Cần Thơ25.7512Trường Đại học Trà Vinh15

Điểm chuẩn ngành Chính trị học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 26.75 (thang điểm 30).

3. Các khối thi ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học có thể sử dụng nhiều khối thi khác nhau để đăng ký xét tuyển. Trong số đó có 2 khối được nhiều trường sử dụng nhất đó là:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)

Các sự lựa chọn khác:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
  • Khối C03 (Văn, Toán, Lịch sử)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • Khối D68 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga)
  • Khối D70 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D83 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

4. Chương trình đào tạo ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học sẽ được đào tạo những gì trong 4 năm đại học? Bạn có thắc mắc mình sẽ phải học những môn gì với ngành học này không?

Cùng mình tìm hiểu thông qua khung chương trình đào tạo ngành Chính trị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội dưới đây nhé.

Sinh viên ngành Chính trị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN sẽ được học những môn sau:

I. KIẾN THỨC CHUNGNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2Tư tưởng Hồ Chí MinhĐường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamTin học cơ sở 2Ngoại ngữ cơ sở 1 (Tiếng Anh cơ sở 1/Tiếng Nga cơ sở 1/Tiếng Pháp cơ sở 1/Tiếng Trung cơ sở 1)Ngoại ngữ cơ sở 2 (Tiếng Anh cơ sở 2/Tiếng Nga cơ sở 2/Tiếng Pháp cơ sở 2/Tiếng Trung cơ sở 2)Ngoại ngữ cơ sở 3 (Tiếng Anh cơ sở 3/Tiếng Nga cơ sở 3/Tiếng Pháp cơ sở 3/Tiếng Trung cơ sở 3)Giáo dục thể chấtGiáo dục quốc phòng-an ninhKỹ năng bổ trợII. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰCHọc phần bắt buộc:Các phương pháp nghiên cứu khoa họcNhà nước và pháp luật đại cươngLịch sử văn minh thế giớiCơ sở văn hóa Việt NamXã hội học đại cươngTâm lý học đại cươngLogic học đại cươngHọc phần tự chọn:Kinh tế học đại cươngMôi trường và phát triểnThống kê cho khoa học xã hộiThực hành văn bản tiếng ViệtNhập môn Năng lực thông tinIII. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNHHọc phần bắt buộc:Chính trị học đại cươngTôn giáo học đại cươngThể chế chính trị thế giớiCác dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt NamHọc phần tự chọn:Lịch sử Việt Nam đại cươngLịch sử triết học đại cươngHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPhương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt NamNhân học đại cươngBáo chí truyền thông đại cươngIV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNHHọc phần bắt buộc:Chính trị và chính sáchChính sách công của Việt NamChính trị học phát triểnHọc phần tự chọn:Hành chính học đại cươngKhoa học tổ chứcDư luận xã hộiKỹ thuật thu thập và xử lý thông tinV. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNHHọc phần bắt buộc:Lịch sử học thuyết chính trịPhương pháp nghiên cứu chính trị họcQuyền lực chính trịĐảng chính trịHệ thống chính trị Việt NamVăn hóa chính trị Việt NamNhập môn Chính trị quốc tếNhập môn Hồ Chí Minh họcChính trị học so sánhChính trị và truyền thôngPhương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trịThực hành văn bản chính trịCác học phần tự chọn (lựa chọn theo hướng chuyên ngành):Hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trịThực tập chuyên mônGiới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trịPhụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trịPhương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trịHướng chuyên ngành Chính trị Việt NamThực tập chuyên mônChính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộiNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt NamChính sách đối ngoại của Việt NamHướng chuyên ngành Chính trị Quốc tếThực tập chuyên mônChính sách đối ngoại của các nước lớnQuan hệ chính trị quốc tếKinh tế chính trị quốc tếHướng chuyên ngành Hồ Chí Minh họcThực tập chuyên mônHồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt NamHồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt NamHồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt NamVI. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/ CÁC HỌC PHẦN THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPThực tập tốt nghiệpKhóa luận tốt nghiệpCác học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:Chính trị học – Những vấn đề cơ bảnChính trị Việt Nam – Những vấn đề cơ bản

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức chính trị, tổ chức phi chính trị, cơ quan quản lý chính trị, tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính, các công ty và tổ chức phi chính trị.

Các công việc có thể bao gồm các chức danh như nhân viên chính trị, chuyên viên chính trị, chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích, chuyên viên quản lý và nhiều hơn thế nữa.

6. Mức lương ngành Chính trị học

Mức lương của ngành chính trị học tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chức danh, kinh nghiệm, công ty, vị trí. Mức lương trung bình của một chuyên gia ngành chính trị học tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng, tùy vào kinh nghiệm và nhiệm vụ cụ thể.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành chính trị học, cần có những phẩm chất sau:

  • Mối quan tâm đến chính trị
  • Khả năng tổng hợp và phân tích thông tin chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế.
  • Năng khiếu trình bày, giải thích và chứng minh ý kiến của mình một cách dễ hiểu và chính xác.
  • Năng khiếu phản biện, phân tích về các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế.
  • Khả năng làm việc nhóm, hợp tác và giao tiếp tốt với mọi người.
  • Năng khiếu tiếng Anh: Ngành chính trị học có rất nhiều tài liệu bằng tiếng Anh, nên sinh viên cần có khả năng đọc và hiểu tiếng Anh tốt.

This post was last modified on Tháng mười một 1, 2023 5:41 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268