Chuyển động cùng Lễ hội bánh chưng xanh: Ý nghĩa phong tục gói Bánh Chưng ngày Tết đối với người Việt Nam

Nguồn gốc của phong tục gói bánh chưng, bánh giầy

Phong tục gói bánh chưng, bánh dày đã bắt đầu từ đời Hùng Vương thứ 6. Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”, vua Hùng đã triệu tất cả các người con vào ngày giỗ tổ. Nhà vua truyền rằng vị quan Lang (con của vua) nào tìm được món lễ vật dâng cho tổ tiên hợp ý của vua thì sẽ được truyền lại ngôi báu.

Các vị hoàng tử tìm kiếm sơn hào hải vị, vàng ngọc châu báu, sản vật quý hiếm… để dâng lên vua cha. Trong khi đó, Lang Liêu – vị quan Lang đứng thứ 18 – vốn có người mẹ bị ghẻ lạnh, không có người giúp đỡ nên khó lòng tìm được những món đồ quý giá.

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết bắt nguồn từ thời Hùng Vương thứ 6

Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị tiên đến và nói rằng: Trời đất này không có gì quý giá hơn gạo. Hãy đem gạo nếp làm thành bánh hình vuông, hình tròn tượng trưng cho đất trời. Bên trong sử dụng các loại mỹ vị, bên ngoài dùng lá bọc lại ngụ ý chỉ công đức lớn lao của cha mẹ.

Lang Liêu đã nghe theo lời thần dặn mà sử dụng gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và lá long để làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất. Sau khi dâng lễ vật này cho vua Hùng, ông rất vừa ý và quyết định truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng và bánh giầy trở thành lễ vật quý giá trong nghi thức thờ cúng tổ tiên cũng như trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

Bánh chưng, bánh giầy là 2 loại bánh thể hiện cho triết lý Vuông Tròn và Âm Dương của người Việt Nam.

Ý nghĩa của chiếc bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất, còn bánh giầy hình tròn tượng trưng cho mặt trời, bầu trời. Đất nước Việt Nam vốn phát triển từ nền văn minh lúa nước, nên rất coi trọng và thờ cúng trời đất.

Vì vậy, người Việt thường dâng bánh chưng trong các Lễ cúng ngày Tết để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn đến đất trời vì một năm mưa thuận gió hòa vừa qua. Ngoài ra, bánh chưng còn thể hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Bánh chưng ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính với đất trời

Vào những ngày cuối năm, nhà nhà thường sẽ quây quần bên nhau và cùng gói chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh. Người lau lá, người vo đậu, người ngâm nếp là khung cảnh ấm áp và quen thuộc trong trí nhớ của mỗi người.

Sau khi đã chuẩn bị xong thì cả nhà sẽ cùng gói bánh. Ông bà, cha mẹ hướng dẫn cho mấy đứa trẻ con trong nhà cách tạo ra những chiếc bánh chưng vuông vức và thơm ngon.

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết mang ý nghĩa gia đình đoàn viên, sum họp

Mọi người sẽ cùng nhau ngồi quây quần bên nồi bánh chưng, trò chuyện về một năm cũ đã qua. Đây chính là điều khiến cho phong tục gói bánh chưng ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn hết thảy, khi mà nhiều thế hệ trong một gia đình sum vầy trong không khí rạo rực của ngày Tết.

Bánh chưng không chỉ đơn giản là món bánh để thờ cúng đất trời, mà còn tượng trưng cho niềm vui sum họp, niềm hân hoan khi ngày Tết đến. Phong tục gói bánh chưng ngày Tết cũng trở thành truyền thống tốt đẹp được lưu giữ trong tim của mỗi con người Việt Nam.

Ý nghĩa của chiếc bánh giầy ngày Tết

Bánh giầy tượng trưng cho bầu trời, có màu trắng và hình tròn nằm gọn trong bàn tay. Bên ngoài sẽ được gói bằng 2 miếng lá chuối nhỏ để không bị dính tay.

Ngày xưa, người Việt thường quan niệm rằng các vị thần cư ngụ ở trên trời cao. Chính vì vật, bánh giầy được dùng để làm lễ vật tế thần linh trên trời để cầu mong cho mùa màng bội thu và một năm ấm no, hạnh phúc.

Bánh giầy tròn tĩnh tượng trưng cho bầu trời, thường được dùng để dâng lên cho thần linh

Lễ hội bánh chưng của trường THCS Thống Nhất

Ngày 27 tháng 1 tới đây, các em học sinh trường THCS Thống Nhất sẽ được tham dự Lễ hội bánh chưng do nhà trường phối hợp với trung tâm ABA tổ chức. Các em sẽ được trải nghiệm tự mình gói những chiếc bánh chưng xinh xắn, chơi các trò chơi dân gian và tham gia nhiều hoạt động ý nhĩa. Hoạt động trải nghiệm sẽ mang đến cho các em thêm hiểu hơn về các phong tục và văn hóa của nước mình. Hãy cùng đếm ngược đến ngày lễ hội nhé!

This post was last modified on Tháng ba 30, 2024 7:41 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268