Tin tức

Tin tức

Tin tức

1. Hội chứng xương bả vai lồi

Xương bả vai bị lồi là hội chứng bẩm sinh thường gặp, lúc này xương bả vai có nhiều đặc điểm bất thường, kèm theo hiện tượng thiểu sản xương bả vai. Theo các số liệu thống kê, đây là một trong những dạng bẩm sinh phổ biến nhất ở vùng vai. Trong đó, bé trai có nguy cơ gặp phải hội chứng này cao hơn so với các bé gái. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không kịp thời phát hiện vấn đề bất thường của con và cho bé đi điều trị đúng lúc.

Xương bả vai bị lồi là hội chứng bẩm sinh

Tình trạng xương bả vai lên cao khiến bệnh nhân gặp khó khăn mỗi khi vận động khớp vai, tình trạng teo cơ khu vực bả vai cũng có thể xảy ra. Để ngăn ngừa hội chứng này xuất hiện ở trẻ, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn mang bầu. Bởi vì, bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ, xương bả vai của thai nhi dần hoàn thiện và di chuyển về đúng vị trí.

Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng xương bả vai lồi, bác sĩ xây dựng thang điểm theo 4 cấp độ. Đối với bệnh nhân lồi xương bả vai cấp độ 1, nếu không để ý kỹ, chúng ta rất khó nhận ra đặc điểm bất thường. Khi người bệnh mặc quần áo, chúng ta hầu như không thể phát hiện ra hội chứng bẩm sinh xương bả vai bị lồi.

Bệnh nhân mắc chứng xương bả vai lên cao cấp độ 2 được đánh giá là bệnh ở mức độ nhẹ, phần vai gần như bình thường. Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy xương bả vai của người bệnh hơi gồ lên so với những người bình thường.

Bệnh có thể biểu hiện theo nhiều cấp độ khác nhau

Người mắc bệnh mức độ vừa và nặng sẽ được xếp vào nhóm 3, 4. Lúc này, chúng ta hoàn toàn thấy biến dạng bằng mắt thường, một bên xương bả vai nhô cao hơn tới 5cm. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ khu vực bả vai, vừa ảnh hưởng tới khả năng vận động của bệnh nhân.

2. Yếu tố nào khiến xương bả vai bị lồi?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: các yếu tố khiến xương bả vai bị lồi? Như đã phân tích ở trên, kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ, xương bả vai của thai nhi bắt đầu di chuyển tới lồng ngực. Trong suốt quá trình di chuyển này, nếu có sự gián đoạn nào xảy ra thì hội chứng bẩm sinh xương bả vai lồi có thể xuất hiện. Cha mẹ phải thận trọng nếu bác sĩ thông báo thai nhi gặp bất thường như: vẹo cột sống, lồng ngực mất cân đối,…

Lời khuyên dành cho thai phụ đó là đi kiểm tra, theo dõi sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Thông qua các buổi khám, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường, có hướng xử lý kịp thời để ngăn ngừa hội chứng dị tật bẩm sinh xương bả vai lên cao. Đặc biệt, chúng ta nên theo dõi sát sao sự phát triển của bé trong giai đoạn tuần thứ 9 – 12.

3. Hội chứng xương bả vai lên cao ảnh hưởng như thế nào tới bệnh nhân?

Các bác sĩ cho biết khi xương bả vai nhô lên cao, cấu trúc xương sẽ có nhiều điểm bất thường. Cụ thể, độ cong của xương đòn, xương bả vai giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến khoang bả vai xương đòn trở nên hẹp so với bình thường. Dây thần kinh cánh tay của bệnh nhân có nguy cơ bị chèn ép.

Xương bả vai nhô lên cao ảnh hưởng tới khả năng vận động

Nhìn chung, xương bả vai bị lồi sẽ cản trở khả năng vận động khớp vai của bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ co rút hoặc xơ hóa cơ nghiêm trọng, đặc biệt cơ thang là vùng chịu nhiều tổn thương nhất.

Với sự phát triển của y học ngày nay, hội chứng xương bả vai lên cao có thể giải quyết bằng nhiều phác đồ điều trị khác nhau. Điều quan trọng là bệnh nhân phát hiện được bệnh sớm, kịp thời đi điều trị.

4. Phương pháp điều trị xương bả vai bị lồi

Người mắc chứng xương bả vai lồi thường cảm thấy tự ti vì xương bả vai có cấu tạo bất thường. Tốt nhất, bệnh nhân nên chủ động đi khám và điều trị để phục hồi khả năng vận động khớp bả vai và lấy lại sự tự tin cho bản thân.

Bệnh nhân nên tập các bài phục hồi chức năng

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp X – quang để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đây là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân có xương bả vai bị lồi.

Hiện nay, hai phương án điều trị xương bả vai lên cao là: điều trị không xâm lấnphẫu thuật. Tùy vào mục đích, nhu cầu của từng gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị thích hợp nhất.

Đối với bệnh nhân cấp độ 1, 2, điều trị không xâm lấn sẽ được ưu tiên áp dụng. Trẻ được hướng dẫn thực hiện bài tập phục hồi chức năng. Sau một thời gian kiên trì, sức mạnh cơ vai sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời biên độ của cơ vai cũng được duy trì ổn định.

Nếu như xương bả vai bị lồi quá cao, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới khả năng vận động của trẻ, cha mẹ nên cân nhắc phương án phẫu thuật. Ca phẫu thuật thành công sẽ giải quyết vấn đề thẩm mỹ, đồng thời hỗ trợ phục hồi khả năng vận động xương bả vai cho trẻ.

Nếu có ý định phẫu thuật, cha mẹ nên cho con thực hiện khi bé trong độ tuổi từ 6 – 8. Một số trường hợp trẻ phẫu thuật chỉnh hình muộn và kết quả không đạt như kỳ vọng. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên cho bé điều trị sớm.

5. Thăm khám, theo dõi chứng xương bả vai lồi ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và luôn được đánh giá cao về chất lượng. Bệnh nhân đang gặp vấn đề sức khỏe nói chung và các vấn đề về xương khớp nói riêng có thể tới MEDLATEC để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.

MEDLATEC luôn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất và nhận được sự hài lòng của Quý khách hàng

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chất lượng dịch vụ xét nghiệm luôn được đánh giá cao, nhận được sự hài lòng từ các khách hàng. Điều đó được minh chứng bởi việc bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt theo chuẩn ISO 15189:2012. Không những vậy, MEDLATEC còn là cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam nhận chứng chỉ CAP sau khi xây dựng thành công phòng LAB theo tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, hiện đại như siêu âm, X-quang, MRI, CT Scan,..

Để đặt lịch khám tại tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chắc hẳn những thông tin trên đã giúp bệnh nhân hiểu hơn về tình trạng xương bả vai bị lồi. Ngay khi phát hiện hội chứng bẩm sinh này, người bệnh cần được theo dõi, điều trị sớm để cải thiện thẩm mỹ và phục hồi khả năng vận động.

This post was last modified on Tháng hai 27, 2024 5:35 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268