Hôm nay 29.7 (tức mùng 1.7 âm lịch) – ngày đầu tiên của tháng “cô hồn” theo quan niệm dân gian. Người Việt xưa cho rằng rằm tháng 7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân, Diêm vương mở Quỷ môn quan. Những lời truyền miệng này xuất phát từ đâu?
Nguồn gốc tháng “cô hồn”
Chia sẻ với Thanh Niên, một tiến sĩ văn hóa học tại TP.HCM cho biết, người Việt xưa cho rằng, con người bao gồm 2 phần là phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn còn tồn tại, người nào khi sống ăn ở hiền lương, tích đức thì được đầu thai thành kiếp khác, ngược lại người nào khi sống làm nhiều việc ác thì bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói và chịu nhiều hình thức tra tấn dã man.
Bạn đang xem: Tháng 7 âm lịch, tháng ‘cô hồn’: Thực hư những điều kiêng kỵ
Một nhà dân chuẩn bị lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng 7
L.H.H
Người ta cũng cho rằng, ngày rằm tháng 7 còn gọi là Tết Quỷ. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tết Quỷ thì gắn liền với văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “địa quan xá tội” hay “xá tội vong nhân”.
Câu chuyện vẫn được lưu truyền đến ngày nay là vào ngày 2.7 âm lịch, Diêm vương cho mở Quỷ môn quan để ma quỷ tự do đi theo 4 hướng, thường là trở về tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14.7 âm lịch thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục.
Cho đến ngày nay, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16 tháng 7 âm lịch, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối.
Theo vị này, dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, âm khí dưới đất bốc mạnh lên cao và tự suy luận rằng đó là vong hồn người đã khuất. Do vậy mà dân gian quan niệm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra ngoài.
Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân
L.H.H
Giải thích dưới góc độ nghiên cứu Lý học, ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Dương cho hay, tháng 7 âm lịch hoàn toàn không liên quan tới vong, ma và thế giới của những người đã khuất.
Theo ông Hải, tháng 7 âm lịch là tháng thứ chín, tính từ tháng Một (người Việt xưa tính đầu năm là vào tháng 11 âm lịch). Vì thế theo chu kỳ Cửu cung, tháng 7 là lệnh tinh nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy.
“Tháng này có Thiên can là Âm Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung, do vậy theo Lý học Việt thì tháng này âm khí rất vượng. Thiên Can là hình tượng mô tả quy luật tương tác từ bên ngoài tới Trái đất và ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tháng này có thời tiết phổ biến là mưa gió, lũ lụt… làm không khí ẩm ướt”, ông Hoàng Triệu Hải phân tích.
Do vậy, dân gian cho rằng đây chính là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, ma quỷ, vong hồn. Nhưng cũng chính từ sự nhân văn của người Việt xưa, mà biến ngày rằm – ngày cực thịnh của âm khí trở thành ngày Tết – nhớ về tổ tiên ông bà và những người đã khuất.
Nguồn gốc những điều kiêng kỵ
Ngày nay, một số người vẫn lưu truyền với nhau 18 điều cấm kỵ, 13 điều nên làm trong tháng “cô hồn”. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến việc cúng lễ. Trong đó có điển tích Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà dân gian thường gọi là ngày Vu Lan báo hiếu; hay sự tích ông A Nan Đà phải cúng cho quỷ đói diệm khẩu (miệng lửa) để không bị đày vào kiếp ngạ quỷ.
Xem thêm : [Kỷ Dậu 1969] Sinh năm 1969 mệnh gì tuổi con gì hợp màu gì, sinh năm 69 năm nay bao nhiêu tuổi?
Người dân cúng rằm tháng 7 tại nhà
L.H.H
Ngoài ra, dân gian còn có cách giải thích ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày Diêm vương mở Quỷ môn quan, các vong linh được thả ra ngoài. Do đó, người nhà sắm sửa đồ cúng, vàng mã cho vong linh những người thân, tổ tiên. Nhưng ngày nay, nhiều gia đình đã không còn duy trì tục đốt vàng mã này.
Người Việt quan niệm, tháng “cô hồn” là tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên không thuận tiện với việc cưới hỏi, mua sắm, khai trương, đi xa. Những lời này được truyền miệng qua nhiều đời và lưu truyền đến ngày nay.
Một số điều cấm kỵ được mọi người truyền tai nhau như: không treo chuông gió ở đầu giường; không đi chơi đêm; không nhổ lông chân; không tùy tiện đốt vàng mã; không ăn đồ cúng; phụ nữ và trẻ em không phơi đồ ở ngoài vì ma quỷ đi qua sẽ ướm thử và để lại “quỷ khí” làm người mặc đau ốm; không chụp ảnh ban đêm vì như vậy sẽ dễ thấy ma quỷ trong bức ảnh; không bơi lội…
Nhiều người đi chùa rằm tháng 7
độc lập
Theo chuyên gia văn hóa học, một số điều cấm kỵ không có căn cứ, số còn lại là những lời truyền miệng xuất phát từ những đặc điểm thời tiết của tháng 7.
Cụ thể, tháng 7 là tháng mưa nhiều không thuận tiện cho việc tổ chức cưới hỏi, khởi công. Vì mưa nhiều nên việc bơi lội, phơi đồ ở ngoài cũng dễ bị nhiễm lạnh làm chúng ta dễ bị đau ốm. Đồ cúng để ngoài trời nguội lạnh khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Còn lại những điều kiêng kỵ như không nhổ lông chân, không treo chuông gió đầu giường hay tùy tiện đốt giấy tiền là phi thực tế.
Nguồn: https://thegioiso.edu.vn
Danh mục: Phong Thủy