Sớm rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị, mọi thứ sụp đổ hoàn toàn với cậu thanh niên 16 tuổi. Frank Abagnale bỏ nhà mang theo chí hướng của đời mình: bằng mọi cách phải kiếm thật nhiều tiền, để giành lại những gì mình đã mất, và cho cả người bố đáng thương – người mà Frank vô cũng yêu mến và kính phục.
Frank sớm nhận ra mình là một… thiên tài trong lĩnh vực lừa đảo. Bước chân đầu tiên vào trường cấp 3, cậu đã lừa cả lớp rằng mình là giáo viên dạy thay, tất nhiên bước tiếp theo là cậu bị đuổi học. Nhưng cậu không bao giờ dừng lại. Từ 1964 đến 1967, Frank đã giả danh Phi công của hãng hàng không Pan American World Airways, mạo nhận là Giám đốc khoa nhi tại bệnh viện Georgia, thậm chí đến lúc, cậu còn là Trợ lý chánh án tại toà án tối cao bang Louisiana. Ngoài ra Frank còn ký hơn 4 triệu USD ngân phiếu giả ở tổng cộng 50 bang nước Mỹ và 26 nước trên thế giới. Tất cả được thực hiện khi cậu chưa đầy 19 tuổi.
Bạn đang xem: Catch Me If You Can (2002)
Cart Hanratty là một nhân viên FBI thuộc bộ phận phòng chống lừa đảo, gần như đã giành cả đời để theo đuổi Frank. Đặc biệt trong Catch Me If You Can, quá trình điều tra theo đuổi được phác họa rất hài hước, có phần gợi người xem nhớ đến cả Tom & Jerry. Không ít lần Cart vô cùng vất vả bắt hụt Frank trong gang tấc.
Xem thêm : MANGA/FILM
Frank cuối cùng bị bắt tại Montrichard, quê ngoại của cậu ở Pháp, vào năm 1969 và bị giam ở nhà tù Perpignan. Cậu được Carl Hanratty cùng cộng sự dẫn độ về Mỹ, và bị chịu kết án 12 năm tại nhà tù liên bang về nhiều tội danh giả mạo. Tuy nhiên với tài năng của mình, Frank đã được FBI trọng dụng. Vào năm 1974, cậu được mãn hạn tù với điều kiện phải cam kết phối hợp với các nhà chức trách liên bang điều tra tội phạm lừa đảo. Sau này Frank được coi là người đi tiên phong trong lĩnh vực tội phạm tài chính trên thế giới và là chủ sở hữu thiết kế của nhiều thiết bị soi ngân phiếu giả. Một điều thú vị đó là Frank và Carl tiếp tục trở thành bạn thân cho đến tận ngày nay.
Có ý kiến cho rằng “cuộc đời Frank là một quá trình trượt dài trên con đường phạm tội, hay đáng lẽ với năng khiếu của mình, anh ta có thể giúp ích rất nhiều cho đời”. Tôi không nghĩ vậy, đó là một câu phán xét ngu xuẩn. Thật khó để phán xét Frank, đó là điều anh ta được dạy, đó là những điều duy nhất anh ta có thể làm, và đó cũng từng là niềm vui, đam mê và lựa chọn của anh ta. Cuộc đời có từng giúp đỡ anh? Không. Cuộc đời khiến Frank lựa chọn như vậy, và anh ta vui vẻ với lựa chọn đó. Không có trượt dài hay sa ngã nào ở đây cả, đó chính là Frank. Sau cùng, anh vẫn quay về giúp ích cho xã hội, nhờ sự giúp đỡ vô hạn của người đã cả đời săn lùng – và cũng là người bạn tri kỷ – Carl. Nếu Frank chưa từng là một siêu lừa đảo, anh ta cũng chẳng thể có được những đóng góp to lớn cho hệ thống chống lừa đảo như anh ta đã làm.
Câu chuyện “con chuột trong hũ bơ”
Một trong những câu chuyện được nhắc đến rất nhiều, truyền cảm hứng cho những… nỗ lực lừa đảo không ngừng của Frank trong phim, đó là câu chuyện con chuột trong hũ bơ.
Xem thêm : Free fire của nước nào? Bạn biết gì về game bắn súng hấp dẫn này?
“Two little mice fell in a bucket of cream. The first mouse quickly gave up and drowned. The second mouse, wouldn’t quit. He struggled so hard that eventually he churned that cream into butter and crawled out”.
Dịch ý: “Có 2 con chuột nhắt rơi vào một xô sữa. Con chuột đầu tiên lập tức buông xuôi và chết đuối. Con chuột thứ 2, không từ bỏ. Nó vùng vẫy thật mạnh và lâu, đến nỗi, sữa biến thành bơ, và nó bò ra ngoài”.
“Đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng thậm chí bằng một nỗ lực vô lý nhất có thể”.
Nguồn: https://thegioiso.edu.vn
Danh mục: Game