eSATA là gì? Những đặc điểm nổi bật của eSATA?
Bạn đang xem: eSATA là gì? Những đặc điểm nổi bật của eSATA?
eSATA, SATA, USB hay FireWire đều là những chuẩn kết nối dành cho thiết bị lưu trữ với tốc độ truyền dữ liệu khác nhau. USB, FireWire đã có dấu hiệu lỗi thời thay vào đó là chuẩn SATA ra đời với tốc độ và hiệu suất vượt trội hơn hẳn. Hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com tìm hiểu về chuẩn kết nối eSATA cụ thể là gì qua bài viết sau!
eSATA là tên viết tắt của External Serial Advanced Technology Attachment một biến thể của chuẩn kết nối SATA dành cho thiết bị lưu trữ. chữ “e” là viết tắt cả External mang ý nghĩa là bên ngoài.
Chuẩn eSATA được chuẩn hóa vào năm 2004 và được sử dụng cùng một chân cắm SATA dành cho bộ nhớ trong. Điểm khác biệt lớn nhất là eSATA có thêm 1 đầu nối hơi khác, chắc chắn hơn. Chuẩn eSATA cũng hỗ trợ chiều dài cáp lên tới 2 m gấp đôi so với chiều dài cáp 1 m được hỗ trợ bởi SATA.
>>>Có thể bạn quan tâm: Phân biệt chuẩn ổ cứng M SATA với M2 SATA đơn giản
Xem thêm : Top 7 chiếc laptop cấu hình khủng 2022 trên thị trường
eSATA là một trong những tiêu chuẩn công nghiệp dành cho kết nối của thiết bị lưu trữ ngoài. Nó cạnh tranh với tiêu chuẩn Firewire, USB để cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn giữa các thiết bị phần cứng.
Do eSATA sử dụng các giao thức giống với SATA nên có tốc độ truyền dữ liệu cao ngang với ổ cứng trong SATA. Ví dụ, ổ eSATA 3.0 có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 6Gbps / 4,8 Gbps, tính cả quá trình mã hoá dữ liệu. So với Firewire 800 (800 Mbps) và USB 2.0 (480Mbps) thì tốc độ này nhanh hơn gấp nhiều lần, tương đương với USB 3.0 (5Gbps).
Giao tiếp eSATA
Nhờ cung cấp tốc độ truyền nhanh, eSATA là lựa chọn kết nối ổ cứng ngoài phổ biến. Kết nối này được sử dụng bởi người dùng biên tập video, âm thanh hay đồ họa cần lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn. Trong khi đó, kết nối USB được ứng dụng rộng rãi hơn được sử dụng với thiết bị ngoại vi như: Chuột, bàn phím, máy in,… Kết nối FireWire thì gần như chỉ được dùng làm truyền dữ liệu với thiết bị lưu trữ ngoài.
Khác với các kiểu giao tiếp khác, cổng eSATA không cung cấp năng lượng cho các thiết bị được kết nối. Bởi vậy, người dùng cần sử dụng thêm đầu nối riêng để cung cấp điện cho thiết bị. eSATA có 1 biến thể khác là eSATAp hay EUHP.
Xem thêm : Top 6 website xóa phông (xóa background) online miễn phí, đáng dùng nhất
eSATA là phiên bản nâng cấp về thông số kỹ thuật của chuẩn kết nối SATA. Mặc dù vậy, eSATA sử dụng đầu kết nối vật lý khác với SATA. Đầu kết nối được thiết kế chắc chắn hơn, hỗ trợ đường truyền tín hiệu tốc độ cao và chống lại nhiễu EMI.
eSATA và SATA
Một số thiết bị và ổ cứng SATA thế hệ đầu không hỗ trợ khả năng “cắm nóng” vốn dĩ rất quan trọng đối khi người dùng cần truyền dữ liệu nhanh.
Dưới đây là tốc độ truyền tối đa của từng kiểu giao tiếp trên lý thuyết:
Về lý thuyết, các tiêu chuẩn USB mới sẽ nhanh hơn với tiêu chuẩn eSATA. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi tín hiệu nên USB vẫn tỏ ra chậm hơn một chút nhưng hầu hết người dùng không nhận ra được sự khác biệt này. Do đó, hiện nay chuẩn giao tiếp eSATA ít phổ biến hơn do kết nối USB thuận tiện hơn.
Trên đây, Sửa chữa Laptop 24h .com đã gửi tới bạn kiến thức về eSATA. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được những thông tin thú vị về eSATA cũng như lựa chọn thiết bị sử dụng có chuẩn giao tiếp phù hợp cho mình.
Nguồn: https://thegioiso.edu.vn
Danh mục: Máy Tính