Với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, ngành kinh tế xây dựng dần trở thành ngành có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiềm năng để phát triển một cách tốt nhất. Do vậy bạn cần có định hướng phù hợp và tìm hiểu kỹ về ngành nghề này.
- Xây dựng gia đình văn hóa – nền tảng hình thành con người văn hóa
- Hướng dẫn 52/HD-SXD áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn được thay thế trong thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Quản lý dự án xây dựng là gì? Vai trò và phương pháp quản lý
- Thời Gian Xin Giấy Phép Xây Dựng Trong Bao Lâu? Phan Phong 2023-01-17T10:19:20+07:00 Thời gian xin giấy phép xây dựng ở Bình Dương trong thời gian bao lâu luôn là mối quan tâm của gia chủ. Trong bài viết này Đất Thủ xin gửi những thông tin giải đáp đến quý anh chị bước khởi đầu trong hành trình xây dựng tổ ấm. Thời gian trả kết quả xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật Theo quy định của pháp luật, trong thời gian xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời thì thời gian sẽ là trong 15 ngày. Chút lưu ý nhỏ Đất Thủ dành cho anh chị: Thời gian xin giấy phép xây dựng trên được tính dựa trên ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, không kể thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Xin phép xây dựng trước khi xây nhà bao lâu để chắc chắn thời gian có giấy phép? Như vậy để đảm bảo tiến độ thi công theo đúng dự tính ban đầu, quý gia chủ nên chủ động xin giấy phép xây dựng trước ngày dự tính khởi công tối thiểu 19 ngày. Vì trên thực tế quá trình xin phép xây dựng sẽ càng khó khăn hơn cho những gia chủ lần đầu xây công trình (những vấn đề thường gặp như: diện tích bị thay đổi, hiện trạng nhà không đúng sổ hồng sổ đỏ, bản vẽ xin phép thể hiện vị trí công trình, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình chưa đúng…) Và ở mỗi địa phương sẽ có những sự khác biệt nhỏ trong quy trình dẫn đến thời gian sẽ thay đổi. Vì vậy ở trường hợp này anh chị chủ động cân nhắc việc tìm hiểu, xin phép xây dựng tại khu vực của mình trước đó một thời gian để phù hợp với kế hoạch bản thân. Xem thêm: Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Bình Dương Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu tính từ ngày cấp? Theo quy định tại khoản 10 điều 90 Luật xây dựng năm 2014 “Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng”. Theo đó ta có thể hiểu giấy phép xây dựng có thời hạn xây dựng là 12 tháng kể từ ngày cấp. Nếu trong thời hạn cho phép của giấy phép mà công trình chưa hoàn thiện thì quý anh chị có thể xin gia hạn thêm và sẽ được gia hạn tối đa hai lần cho một giấy phép. Xem thêm: Xin Giấy Phép Xây Dựng Bình Dương Cần Chú Ý Điều Gì ? Chi Phí Xin Giấy Phép Xây Dựng: Lý Thuyết và Thực Tế Xây Nhà Không Phép Bị Xử Lý Như Thế Nào? Mong rằng những thông tin trên đã giúp quý anh chị có thể hiểu rõ hơn về thời gian xin phép xây dựng cũng như thời hạn của loại giấy phép này. Với dịch vụ Pháp Lý Đúng Chuẩn – Điện Nước Đầy Đủ – An Tâm Xây Dựng, Đất Thủ rất vui khi có thể đồng hành cùng quý anh chị. Nếu cần hỗ trợ, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi. Lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà từ các chuyên gia tại Đất Thủ Tư vấn miễn phí! từ Kiến trúc sư Liên hệ ngay Đất Thủ ĐẶT LỊCH HẸN Liên Kết Tiện Ích ⭐ Xây nhà trọn gói ⭐ Thiết kế nhà đẹp ⭐ Thi công xây dựng Đánh Giá 0 / 5. 0
- Công bố giá vật liệu xây dựng Cần Thơ [Mới nhất]
Nếu bạn chưa biết ngành kinh tế xây dựng là gì và cơ hội việc làm ra sao thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Minh Phát.
Bạn đang xem: Ngành kinh tế xây dựng là gì? Có dễ xin việc làm không?
Ngành kinh tế xây dựng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay
I. Những kiến thức khi học ngành kinh tế xây dựng?
Kinh tế xây dựng là một ngành học chuyên sâu, tổng hợp kiến thức kinh tế và chuyên môn xây dựng. Chuyên ngành này ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết như các vấn đề tài chính, thống kê trong quá trình xây dựng và triển khai dự án xây dựng.
Khi học tập tại trường, bạn sẽ được tiếp xúc các kiến thức nền tảng về tạo lập và thẩm định dự án của công trình xây dựng, lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh, kiểm tra hợp đồng, triển khai các dự án công trình, xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật, hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng, định giá và quản lý trong xây dựng,… cùng các kỹ năng chuyên môn như định giá và quản lý chi phí, kiểm tra hồ sơ quyết toán, tư vấn đầu tư tài chính hiệu quả của dự án, triển khai các giải pháp tiết kiệm chi phí trong xây dựng,…
Ngành này không đi quá sâu vào kỹ thuật xây dựng mà liên quan nhiều đến kinh tế trong lĩnh vực xây dựng phù hợp với học viên có kiến thức toán học, có khả năng phân tích logic vấn đề và đưa ra đánh giá thẩm định hiệu quả.
Xem thêm:
Những mẫu trần gỗ xoan đẹp đơn giản và hiện đại nhất 2022
Xây nhà tiền chế bằng tôn cấp 4 giá bao nhiêu tiền?
II. Những vị trí việc làm sau khi ra trường của ngành kinh tế xây dựng
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành kinh tế xây dựng khá cao
Sau khi ra trường, hầu hết cử nhân kinh tế xây dựng định hướng làm việc trong các công ty xây dựng với các vị trí cụ thể như:
- Làm quản lý, thanh tra xây dựng trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp trung ương ở Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan cần triển khai công trình xây dựng; Các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng trong các bộ khác ở các cấp địa phương (cấp tỉnh, quận/huyện) như Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông vận tải,… và phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận/huyện.
- Trở thành chuyên gia nghiên cứu trong các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng
- Làm việc trong những doanh nghiệp xây dựng, công ty đầu tư kinh doanh bất động sản ở vị trí cấp trung như quản lý công trường và các dự án đấu thầu, quản lý doanh nghiệp,…
- Làm việc trong các công ty tư vấn nếu bạn có tư duy tốt, kiến thức chuyên môn sâu ở vị trí tư vấn viên và thẩm tra dự toán, phân tích dự án đầu tư, cung cấp dịch vụ tư vấn tham gia đấu thầu,…
- Làm việc trong các công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại khi cần thẩm định dự án để xem xét hồ sơ cho vay hiệu quả
- Tham gia công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo kinh tế xây dựng
III. Ngành kinh tế xây dựng có tiềm năng ra sao?
Xem thêm : Đường dây 500kv được xây dựng nhằm mục đích?
Ngành kinh tế xây dựng đang phát triển mạnh ở Việt Nam hiện nay
Với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, trong khoảng 50 năm tới khi các công trình xây dựng cũ xuống cấp cần thay thế, cải tạo, các công trình xây dựng mới sẽ được triển khai. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta đang dần được nâng cấp, nhà nước cũng đang có nhiều dự án cần thực hiện để thay đổi bộ mặt của các thành phố lớn trong cả nước trở nên năng động và hiện đại hơn.
Trong tương lai gần, xét giai đoạn 2021 – 2025, mỗi năm thị trường lao động ngành xây dựng tại Việt Nam cần khoảng 10.000 nhân lực, trong đó vị trí kinh tế xây dựng chiếm phần lớn. Như vậy, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế xây dựng là rất lớn.
Tuy số lượng cử nhân chuyên ngành Kinh tế xây dựng ra trường hàng năm tỷ lệ thuận với cơ hội việc làm, nhưng để đáp ứng yêu cầu công việc tốt, các cơ sở đào tạo nên chú trọng kiến thức thực tế và thực hành, tránh trường hợp vốn lý thuyết nặng, thời gian thực hành ít, xa vời thực tế.
IV. Những kỹ năng làm việc ngành kinh tế xây dựng
Ngành kinh tế xây dựng đòi hỏi người học phải có đầy đủ các kỹ năng cần thiết
Nếu bạn là một người tài năng, biết áp dụng kiến thức kinh tế để phân tích chuyên sâu trong ngành xây dựng thì cơ hội việc làm của bạn là rất lớn. Để có thể bước lên vị trí, cấp bậc cao như Giám đốc dự án hoặc chủ doanh nghiệp xây dựng, mang lại nguồn thu nhập cao, ngoài vốn lý thuyết chuyên môn về xây dựng kết hợp kiến thức nhiều ngành kinh tế, bạn cần trau dồi những kỹ năng mềm cơ bản sau:
1. Kỹ năng phân tích
Phân tích tính khả thi của dự án xây dựng, dữ liệu nguồn kinh phí trước khi thực hiện các kế hoạch xây dựng,… Tại vị trí thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm rất cần các chuyên gia kinh tế xây dựng đưa ra nhận định chính xác tiềm năng phát triển của dự án trong tương lai khi triển khai xây dựng, đảm bảo các khoản vay được hoàn trả đúng thời gian quy định.
2. Kỹ năng đàm phán
Khi làm trong ngành kinh tế xây dựng, bạn không phải là công nhân xây dựng thực hiện công việc chân tay mà là người quản lý, giám sát công việc, sử dụng trí óc để xây dựng dự án. Do vậy bạn sẽ có những cuộc đàm phán về tài chính với bên đối tác kinh doanh. Để mang lại lợi ích cân bằng giữa hai bên, bạn cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
3. Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm giúp bạn thu thập được nhiều thông tin, sáng kiến hữu ích, từ đó bạn có thể tiếp nhận vấn đề một cách tổng thể, toàn diện và đưa ra quyết định một cách tốt hơn. Ngoài ra, khi làm việc nhóm, các thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cho nhau, khắc phục những thiếu sót để công việc hoàn thành nhanh và đạt hiệu quả cao.
4. Kỹ năng làm việc độc lập
Khi làm việc, bạn cần tập trung vào công việc được giao, liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức mới và tương tác với những đồng nghiệp khác để học hỏi người đi trước để nâng cao kỹ năng chuyên môn.
V. Những trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tốt nhất hiện nay
Những trường đào tạo chuyên ngành kinh tế xây dựng có chương trình đào tạo tốt, sinh viên sau ra trường dễ xin việc là:
1. Miền Bắc
- Trường ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trường ĐH Giao thông Vận tải
- Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
- Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
2. Miền Trung
- Trường ĐH Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Trường ĐH Vinh
- Trường Phân hiệu ĐH Huế
- Miền Nam
- Trường ĐH công nghệ TP. Hồ Chí Minh
- Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh
VI. Học kinh tế xây dựng có dễ xin việc không, mức lương bao nhiêu?
Mức lương của ngành kinh tế xây dựng khá cao
Xem thêm : Sinh viên học ngành Xây dựng ra trường làm gì ?
Trong hiện tại cũng như tương lai, xây dựng là một ngành hấp dẫn, luôn có nhu cầu tuyển dụng cao, đặc biệt là với những vị trí yêu cầu trình độ, bằng cấp như kỹ sư kinh tế xây dựng.
Nếu bạn có kết quả học tập khá giỏi, có năng lực thực tế, hiểu biết về thiết kế, thi công và yêu thích ngành này, cơ hội việc làm của bạn là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế việc ứng tuyển kỹ sư kinh tế xây dựng hay những vị trí liên quan khác, bạn thường phải phỏng vấn và trải qua các bài kiểm tra trình độ.
Mức lương trong ngành kinh tế xây dựng là khá cao. Với kỹ sư kinh tế xây dựng, lương trung bình là 12 triệu/tháng, cao nhất có thể lên 27 triệu/tháng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về ngành kinh tế xây dựng là gì cũng như cơ hội việc làm của ngành kinh tế xây dựng mà Minh Phát chia sẻ. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích và định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách đúng đắn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Showroom: 2961 Quốc Lộ 1A Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM
Kho hàng: Ngã tư Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – TPHCM
Nhà máy: Hà Nội
Điện thoại: 096 757 7891 (Ms. Linh) – 0966 337 891 (Ms.Tư)
Email: [email protected]
Website: https://minhphatpc.vn
Xem thêm:
Kỹ sư QS là làm gì? Công việc như thế nào?
Bảng giá tấm Poly đặc mới nhất 2022
Nguồn: https://thegioiso.edu.vn
Danh mục: Xây Dựng