HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI : – Thơ: Ông mặt trời.
Bạn đang xem: GIÁO ÁN THƠ: Ông mặt trời.
Chủ đề : Nước và mua hè.
Lứa tuổi : MG nhỡ.
Thời gian : 25 – 30.
Người thực hiện : Đỗ Thị Huế
I) Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ “Ông mặt trời”.
– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về tình cảm của em bé và mẹ đối với ông mặt trời”.
2. Kĩ năng:
– Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi ở trẻ to, rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
– Phát triển khả năng tưởng tượng và chú ý cho trẻ.
– Rèn trẻ đọc diễn cảm, sử dụng ngữ điệu cử chỉ minh họa bài thơ.
3. Giáo dục:
– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
– Yờu thiờn nhiờn biết thể hiện tình cảm của mình với thiờn nhiờn.
II) Chuẩn bị:
– Phần mềm Powerpoint có trình chiếu nội dung bài thơ.
– Đĩa nhạc có bài “ Cháu vẽ ông mặt trời”
III) Tiến hành:
Tên hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*HĐ1: Ổn định tổ chức.
– Cô đố trẻ:
Ông gì sáng chói
Soi rọi khắp nơi
Mang áo ra phơi
Xem thêm : Các công thức kết bài Ngữ Văn 9 (24 mẫu) Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn
Thì mau khô nhất?
+ Đố là gì?
+ Con nhìn thấy ông mặt trời vào những khi nào?
+ Mặt trời có lợi gì cho con người ?
-> Các con ạ, Mặt trời cũn mang đến ánh sáng cho con người., giúp mẹ phơi khô quần áo, giúp cho cây cối tươi tốt đấy. Mặt trời buổi sáng toả ánh nắng dịu nhẹ mang đến cho con người ta cảm giỏc thoải mỏi.
+ Có một bài thơ rất hay nói về ông mặt trời con nào cho cô biết đó là bài thơ gì và do ai sáng tác?
– Trẻ hát cùng cô.
– Trẻ trả lời các câu hỏi đàm thoại của cô.
*HĐ2:Đọc thơ và đàm thoạitìm hiểu nội dung bài thơ.
* Cô đọcdiễn cảm 1 lần. (Đọc diễn cảm không dùng tranh minh họa).
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
*Cô đọc diễn cảm lần 2 (Dùng Powerpoint)
(Slide 1)
Ông mặt trời óng ánh
Slide 2:
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Slide 3:
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông cháu cùng cười
Slide 4
Mẹ cười đi bên cạnh
Slide 4:
Ông mặt trời óng ánh.
– Đàm thoại:
+ Mở đầu bài thơ cô Bích Hiền đã tả ông mặt trời như thế nào?
Xem thêm : NHỚ MÙA THU HÀ NỘI
+ Con hiểu ông mặt trời óng ánh ở đây là ông mặt trời như thế nào?
+ Những câu thơ nào cho thấy hai mẹ con nhà em bé đang đi dưới cái nắng ấm áp của ông mặt trời ?
+ Tình cảm của ông mặt trời đối với em bé cũng như tình cảm của em bé đối với ông mặt trời được thể hiện ở những câu thơ nào?
+ Tại sao em bé lại phải nhíu mắt nhìn ông mặt trời?
+ Em bé đã nói gì với ông mặt trời?
+ Theo con vỡ sao em bộ lại núi: “Chỏu ở dưới này thôi?
+ Những câu thơ nào thể hiện tình cảm của ông mặt trời với hai mẹ con em bé?
+ Các con thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với ông mặt trời như thế nào? Còn các con thì sao? Tại sao các con lại yêu quý ông mặt trời?
-> Các con ạ! Ông mặt trời rất có ích cho cuộc sống của của con người ,ông mang đến ánh sáng, và cũng nhờánh nắng buổi sớm giỳp phòng bệnh còi xương, giúp chocây cối tươi tốt đấy.-> GD trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường luôn sạch.
*Trẻ đọc thơ: (lưu ý trẻ đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, thể hiện được nhịp điệu vui tươi, nhí nhảnh khi em bé nói chuyện với ông mặt trời.)
– Cả lớp đọc 2 -3 lần.
– Đọc theo tổ.
– Đọc theo nhóm bạn nam – nữ.
– Đọc nối tiếp theo yêu cầu của cô (cô đưa tay về tổ nào thì tổ đó phải đọc hết khổ thơ đó).
– Mời cá nhân trẻ lên đọc: 2 – 3 trẻ.
(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ).
-Trẻ ngồi ổn định để nghe cô đọc thơ.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ nghe cô đọc thơ.
– Trẻ trả lời các câu hỏi đàm thoại của cô.
– Trẻ đọc thơ cùng cô theo hình thức cả lớp – cá nhân, đọc theo tay chỉ.
HĐ3:
– Cô ngâm thơ cho trẻ nghe.
– Trẻ nghe cô ngâm thơ.
HĐ4
Trò chơi: Ô cửa bí mật.
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, mở lần lượt từng ô của và đọc diễn cảm khổ thơ ứng với hình ảnh ở sau ô cửa. Đội nào đọc đúng, diễn cảm thì đội đó sẽ giành phần thắng. Đội nào không trả lời được thì quyền trả lời giành cho đội bạn.
– Trẻ tham gia chơi hứng thú.
* Kết thúc.
Hát : “Cháu vẽ ông mặt trời”
Nguồn: https://thegioiso.edu.vn
Danh mục: Văn Học