Tính chất hóa học của HCl (Axit Clohiric) là gì? TÌM HIỂU TOÀN BỘ!!!

Tính chất hóa học của HCl (Axit Clohiric) là gì? TÌM HIỂU TOÀN BỘ!!!

Tính chất hóa học của HCl (Axit Clohiric) là gì? TÌM HIỂU TOÀN BỘ!!!

Tính chất hóa học của HCl” là gì? Nó có tan trong nước không? Có làm quỳ tím đổi màu không? Là chất điện ly mạnh hay yếu? Đây là những câu hỏi Bilico nhận được rất nhiều dành cho chủ đề về Acid Clohidric. Bài viết này chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho thắc mắc của bạn. Hãy cùng Bilico tìm hiểu chi tiết nhé. Nào les’t go!!!

Tính chất hóa học của HCl

Theo Wikipedia, axit clohydric là một axit vô cơ mạnh, được tạo ra từ sự hòa tan trong nước của khí hydro clorua (HCl). Do vậy, nó mang đầy đủ tính chất hóa học của 1 axit mạnh. Cụ thể như sau:

  • Làm đổi màu quỳ tím
  • Là 1 chất điện ly mạnh
  • Tác dụng với kim loại, muối, bazo, oxit kim loại, các chất có tính oxy hóa cao

Mời quý vị tham khảo chi tiết từng tính của loại axit này.

HCl làm quỳ tím chuyển màu gì?

Với bản chất là 1 axit mạnh, do đó HCl làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng rõ ràng nhất của hầu toàn bộ các axit mạnh.

Tuy nhiên, quý vị lưu ý là hớp chất này chỉ làm quỳ tím đổi màu khi tồn tại ở dạng dung dịch. Còn nếu tồn tại ở dạng khí sẽ không làm quỳ tím đổi sang màu đỏ.

Là chất điện ly mạnh

HCl có thể tan hoàn toàn trong nước và phân ly cho ra một ion H+ và một ion Cl−. Trong quá trình hòa tan trong nước, ion H+ liên kết với H2O tạo thành ion H3O+. Phương trình:

  • HCl + H2O → H3O+ + Cl-

HCL tác dụng với những chất nào?

Tác dụng với kim loại

Những kim loại tác dụng với HCl là các kim loại đứng trước Hidro trong bảng tuần hoàn như Fe, Al, Mg. Phản ứng tạo ra muối clorua và giải phóng khí Hidro. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
  • Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
  • 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2↑

Tác dụng với oxit kim loại

HCl có khả năng tác dụng với các oxit kim loại như Al2O3, CuO, Fe3O4 tạo ra muối và nước.Phương trình phản ứng như sau:

  • Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2+ 2FeCl3
  • 6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
  • 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

Tác dụng với muối

Axit clohidric còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và axit mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra là axit tạo ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:

  • Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
  • CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
  • AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3
  • 2HCl + BaS → BaCl2 + H2S↑
  • K2CO­3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑

Tác dụng với bazơ

HCl tác dụng với bazo tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O
  • 2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
  • 2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O

Tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa

Bên cạnh khả năng oxi hóa khi phản ứng với các kim loại đứng trước Hidro, Acid HCl còn có thể tác dụng với các chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, … Trong phản ứng này, nó giữ vai trò là một chất có tính khử mạnh. Phương trình phản ứng:

  • 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O
  • 2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O
  • 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O
  • 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

HCl không tác dụng với chất nào?

Bên cạnh những hợp chất tác dụng được với HCl mà Bilico đã chia sẻ ở phía trên, dưới đây là một số chất không tác dụng được:

  • Kim loại đứng sau Hidro trong dãy điện hóa: Cu. Ag, Au,….
  • Muối không tan: Các muối có gốc CO3 và PO4 nhưng trừ K2CO3 và Na2CO3,K3PO4 và Na3PO4)
  • Axit: Không tác dụng với tất cả các axit
  • Phi kim: Không tác dụng được với phi kim
  • Oxit kim loại: Không tác dụng được với oxit kim loại
  • Oxit phi kim: Không tác dụng được với oxit phi kim

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về chủ đề “tính chất hóa học của HCl“. Hi vọng những chia sẻ chi tiết ở trên đã giúp ích được nhiều cho bạn. Bài viết được hoàn thiện dưới sự cố vấn của các chuyên viên hóa lý chuyên xử lý nước bể bơi của công ty Bilico. Mọi thông tin đóng góp về nội dung bài viết xin để lại comment phía dưới bài viết.

>>> Có thể bạn quan tâm: NaOH tác dụng được với những chất nào? Có độc không?

This post was last modified on Tháng ba 8, 2024 4:43 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268