Cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện cho những bạn mới bắt đầu học nội trợ là điều vô cùng cần thiết. Hãy đọc ngay bài viết sau đây từ các chuyên gia Siêu thị điện máy HC chia sẻ nhé.
1. Những nguyên liệu và dụng cụ cần
– Gạo (Lấy lượng vừa đủ ăn cho cả gia đình).
Bạn đang xem: Cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện mềm dẻo
– Nước.
– Muối.
– Giấm.
– Nồi cơm điện.
2. Cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện đúng chuẩn như cơm niêu
– Bước 1: Cần chọn gạo
+ Đầu tiên để nấu được cơm ngon, chúng ta cần chọn mua gạo sạch, chất lượng, vào mùa và ngon. Gạo ngon đúng nghĩa là gạo mới, nên chọn gạo theo mùa không nên mua gạo đã để lâu vì như vậy chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm vốn có của gạo nữa.
+ Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng hay bị bạc bụng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kỹ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất.
+ Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, sẽ ngửi thấy được hương thoang thoảng và không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.
+ Có thể nếm thử gạo để biết được là gạo ngon hay không. Cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt nhẹ, cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.
– Bước 2: Đong gạo
+ Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm hoặc tùy vào số lượng người ăn mà chúng ta điều chỉnh mức gạo, nếu không có bạn có thể tìm hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường như lon bò sữa, bát, ….
– Bước 3: Vo gạo
+ Cho nước vào nồi cơm đã có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắt nước ra rồi tiếp tục chế nước sạch vào.
Xem thêm : Review 12 món cuốn Hà Nội ngon nức tiếng kèm địa chỉ cụ thể
+ Nhiều người thường vo gạo quá nhiều lần trước khi nấu để gạo sạch hơn, nhưng không biết rằng khi vo gạo nhiều sẽ làm chất dinh dưỡng, chất khoáng sẽ bị hao hụt.
+ Do đó, thay vì vo gạo nhiều lần, chúng ta chỉ nên vo 1 lần, nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất trôi ra là được.
+ Lưu ý: Cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện chúng tôi khuyên các bạn không nên vo gạo quá sạch khi nấu cơm
Ở lớp vỏ ngoài của gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin nhóm B nếu như bạn vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lớp dưỡng chất đó khiến cơm bị khô và mất đi mùi thơm tự nhiên của gạo.
– Bước 4: Đong nước
Tùy loại gạo bạn nấu, và tùy bạn muốn ăn cơm nhão, khô hay vừa mà thêm nước sao cho phù hợp. Trong nồi cơm thường có nấc chia độ, cho thấy nên cho thêm bao nhiêu nước và gạo, bạn có thể áp dụng công thức sau:
+ Gạo trắng, hạt dài: 1 cốc gạo cho 1.75 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 280ml nước.
+ Gạo trắng, hạt vừa: 1 cốc gạo cho 1.5 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 240ml nước.
+ Gạo trắng, hạt ngắn: 1 cốc gạo cho 1.25 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 200ml nước
+ Gạo lứt, hạt dài: 1 cốc gạo cho 2.25 cốc nước tương đương 240gr gạo cho 360ml nước.
+ Gạo đồ (gạo từ thóc ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô): cứ 1 cốc gạo cho 2 cốc nước.
Với các loại gạo của Ấn Độ như Basmati hay Jasmine, cần ít nước hơn vì cơm nên nấu khô một chút, với mỗi cốc gạo đừng dùng nhiều hơn 1.5 cốc nước.
– Bước 5: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu (nếu thích)
+ Để cơm được ngon hơn bạn nên cho gia vị vào nước trước khi bạn bắt đầu nấu cơm, như vậy, gạo mới hấp thu được gia vị trong quá trình nấu.
+ Bạn thêm 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê giấm vào nồi cơm hoặc nhỏ 2 – 3 giọt dầu oliu hay dầu mè vào gạo trước khi nấu.
+ Lưu ý:
Xem thêm : Cách nấu cháo bằng nước Dashi?
Muối ăn có tác dụng diệt và kháng khuẩn, giấm trắng có tính axit, kết hợp với tính kiềm trong gạo, có thể làm mềm độ cứng bên trong gạo, cho vào sẽ giúp cơm dẻo, đậm đà và thơm hơn. Ngoài ra, giấm còn giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính và mùi của giấm sẽ bay khi cơm sôi.
Việc nhỏ một vài giọt dầu oliu hay dầu mè, bơ vào gạo trước khi nấu sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng, hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị ngon hơn rất nhiều. Đây đều là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn.
– Bước 6: Nấu cơm
+ Lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.
+ Lưu ý:
Trước khi nấu bạn cần để ý rải đều gạo sao cho gạo nằm dưới mực nước. Bạn có thể dùng đũa cả hay muôi nhựa để gạt những hạt gạo còn dính xung quanh thành nồi xuống nước. Không để gạo bám ở thành nồi, có thể gây cháy khi nấu.
Bạn cũng có thể nấu cơm bằng nước nóng để giúp rút ngắn thời gian và cơm sẽ nở mềm hơn.
Khi gạo đã ngập trong nước, bạn không cần khuấy. Làm vậy có thể giải phóng tinh bột dư thừa và khiến cơm nhão nhoét hay vón cục.
– Bước 7: Ủ cơm
+ Khi cơm chín, công tắc sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này, bạn nên để nồi nấu thêm khoảng 10 – 15 phút nữa, việc này sẽ giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
>> Xem thêm: Cách làm bò khô bằng nồi cơm điện đơn giản ngon không khác gì phướng pháp truyền thống.
+ Chú ý: Không mở nắp khi nồi cơm vừa nhảy nút
Khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ ủ nhiệt mà bạn mở nắp nồi ra ngay hơi nóng trong nồi theo đó mà thoát ra ngoài hết khiến cơm bị nhão và đóng thành cục, cơm không được tơi và chín đều.
Vì vậy nếu bạn muốn xới cho cơm tơi thì đợi khoảng 10 phút sau khi nồi chuyển sang chế độ ủ bạn hãy xới lúc đó cơm đã đủ nhiệt nên không ảnh hưởng đến độ bông tơi của cơm.
Sau đó dùng muỗng hay đũa cả xới cơm lên sẽ giúp cơm tơi và cho ra bát để thưởng thức cùng với gia đình.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ hướng dẫn cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn chưa bao giờ vào bếp thực hiện đúng cách và chính xác nhé.
Siêu thị điện máy HC
Nguồn: https://thegioiso.edu.vn
Danh mục: Bếp Nhà