ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

“Thà đau thà ốm mà nằm, chứ ai nỡ bỏ chợ rằm tháng ba”, câu nói đó người dân Minh Hóa từ bao đời nay cứ truyền tai nhau như một lời nhắc nhở về nét văn hóa riêng của huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình. Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp rằm tháng ba âm lịch hàng năm, du khách thập phương và người dân Minh Hóa từ khắp mọi miền quê đều nô nức tìm về thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội và chợ rằm.

Lễ dâng hương tại thác Bụt hàng năm. Nguồn: baoquangbinh.vn

Về Minh Hóa, không khí lễ hội tràn ngập các nẻo đường, trong một năm chỉ có một đôi lần người dân Minh Hóa mới tổ chức những bữa tiệc linh đình, vui vẻ và đậm đà nét văn hóa. Lễ hội rằm tháng ba có tự bao giờ, đến nay vẫn chưa có một cứ liệu khoa học nào có thể khẳng định một cách cụ thể về thời gian, sự tích hình thành, hình thức sinh hoạt và giá trị văn hóa. Thế nhưng từ bao đời nay, lễ hội đã đi vào tâm thức của người dân Minh Hóa và trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng, kết tinh nét văn hóa đặc sắc của một vùng quê sơn cước. Năm 2004, hội rằm tháng ba truyền thống của Minh Hóa đã được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội văn hóa truyền thống cấp tỉnh. Rằm tháng ba ở Minh Hóa hội tụ cả 3 yếu tố gồm: lễ – hội – chợ và được duy trì từ xưa đến nay. Phần lễ sẽ được Ban tổ chức thực hiện từ ngày 14 tháng 3 (âm lịch) tại thác Bụt (xã Yên Hóa), du khách và người dân Minh Hóa đổ về đây để thắp hương cầu khấn… Sáng 15/3 (âm lịch), hầu như gia đình nào cũng có mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, cũng là dịp để mọi người gặp gỡ kể chuyện gia đình và chúc nhau làm ăn ngày càng phát triển. Ông Đinh Xuân Hoàng, hội trưởng Hội người cao tuổi huyện Minh Hóa, Quảng Bình cho biết: Cứ độ rằm tháng 3, mọi người con Minh Hóa đi đâu cũng về dự hội, mọi người đến thác Bụt thắp nén tâm hương để cầu cho mưa thuận gió hòa, an lành, hạnh phúc; các đôi tình nhân đến cầu cho nên đôi thành lứa… Cứ như thế người Minh Hóa đã gìn giữ và phát huy nét bản sắc này từ xưa đến nay. Sau phần lễ là phần hội, tại trung tâm huyện lỵ Quy Đạt và ở các trung tâm cụm xã, đã diễn ra các hoạt động văn hóa – văn nghệ dân gian mang đậm bản sắc của người dân Minh Hóa như: Hát sắc bùa, hát nhà trò, múa tiên, độc tấu nhạc cụ dân tộc, hò thuốc… ca ngợi quê hương đất nước, hát về Đảng, về Bác Hồ. Sau phần lễ và hội là phần chợ. Phần chợ được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 3, mọi người tấp nập từ mọi nơi trong huyện, mang theo các sản phẩm đặc sắc của miền quê để đem ra chợ Quy Đạt bán, ai cũng nô nức. Theo những bậc cao niên kể lại, lễ hội rằm tháng ba ở Minh Hóa có xuất xứ từ câu chuyện 2 anh em một nhà nông ở làng Yên Đức, xã Yên Hóa, đi tìm mật ong trên lèn Ông Ngoi. Lên đến đỉnh họ gặp một giếng nước trong vắt, cạnh giếng có một cây quýt trĩu quả. Dưới bóng cây râm mát có 12 hòn đá giống hình ông Bụt. Thấy lạ người anh dùng dây rừng buộc lấy một hòn đá và mang xuống núi, đến thác Cúi họ đặt tượng đá xuống tắm rửa. Nhưng lạ thay khi tắm xong, người anh đến nhấc tượng đá lên để mang về thì không sao nhấc nổi. Bực mình vì tiếc công mang, anh ta liền dùng rựa ghè sứt môi tượng đá, hậu quả là dòng họ của người anh trong nhiều đời liên tục đều có một người bị sứt môi hở hàm ếch. Khi tượng đá xuất hiện ở thác Cúi chưa được bao lâu thì làng Yên Đức sinh ra nhiều dịch bệnh, chim muông, thú dữ về phá hoại mùa màng và bắt gia súc, gia cầm. Dân làng lập đàn thờ thì dịch bệnh tiêu tan, mùa màng tươi tốt, nhà nhà trở lại yên ấm. Từ đó, tại đàn thờ ở thác Cúi hàng ngày có rất nhiều người đến cầu nguyện. Lúc đầu, lễ cầu cúng được thực hiện liên tục hàng ngày, sau đó để thuận lợi hơn cho mọi người, dân làng đặt ra lệ chỉ làm lễ cầu nguyện chung mỗi năm một lần vào ngày rằm tháng ba cho đến bây giờ. Trải qua bao biến cố thiên thăng trầm của lịch sử, lễ hội rằm tháng ba cùng với các làn điệu dân ca như: Điệu hò thuốc, điệu đúm ví và điệu ru con đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Minh Hóa. Không chỉ riêng người dân Minh Hóa mà người dân các huyện lân cận, thành phố Đồng Hới hay các tỉnh khác cũng về đây dự hội rằm tháng 3. Mọi người cứ truyền tai nhau câu “Thà đau thà ốm mà nằm, chứ ai nỡ bỏ chợ rằm tháng ba”./.

This post was last modified on Tháng ba 3, 2024 2:01 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268