Trọng nam khinh nữ có bị phạt tù không ?

Trọng nam khinh nữ có bị phạt tù không ?

Trọng nam khinh nữ có bị phạt tù không ?

Tư tưởng trọng nam khinh nữ từ lâu đã tồn tại trong xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là tư tưởng của người xưa không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại. Việc quá đề cao quan niệm này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực với con người và đời sống.

1. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là gì ?

Trước hết, chúng ta phải hiểu về tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đây là tư tưởng phân biệt đối xử dựa theo giới tính. Theo đó, nam giới sẽ được coi trọng, tôn trọng, đề cao hơn nữ giới trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Trọng nam khinh nữ – Tư tưởng lạc hậu cần bị xóa bỏ

2. Trọng nam khinh nữ được biểu hiện như thế nào ?

Tư tưởng trọng nam khinh nữ được biểu hiện khá rõ ràng trong cuộc sống:

– Nhiều gia đình muốn sinh con trai hơn con gái. Phụ nữ sinh con trai vì thế cũng được coi trọng và yêu mến hơn.

– Việc thừa kế tài sản trong gia đình cũng là để lại cho con trai là chủ yếu. Con gái thường không có quyền thừa kế hoặc chỉ được những tài sản nhỏ. Điều này một phần cũng bắt nguồn từ quan niệm con gái “xuất giá tòng phu”, đi lấy chồng thì theo nhà chồng.

– Trong gia đình, nam giới thường có tiếng nói hơn, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng, thậm chí là mọi vấn đề.

– Trong công việc, nam giới thường có tiếng nói hơn, thu nhập cao hơn…

3. Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trọng nam khinh nữ

Trọng nam khinh nữ là một quan niệm lạc hậu, để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Mất cân bằng giới tính

Đầu tiên, trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân đến đến tình trạng bất bình đẳng thời khiến các quốc gia đau đầu hiện nay. Bởi vì trọng nam khinh nữ nên các gia đình đều muốn sinh con trai và tìm mọi cách để sinh con trai.

Tỉ lệ mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ vì thế tăng cao. Điều này để lại hậu quả cho lĩnh vực dân số và gia đình.

Sự bất hòa trong các mối quan hệ

Có áp bức, có đấu tranh. Tư tưởng trọng nam khinh nữ luôn tìm cách đề cao tiếng nói của nam giới và kìm hãm vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình.

Tiếng nói của người phụ nữ bị ảnh hưởng

Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Và không có một lí do gì khiến phụ nữ trở thành những người thấp cổ bé họng hơn trong xã hội so với nam giới. Tư tưởng lạc hậu này khiến tiếng nói của nữ giới bị ảnh hưởng. Phụ nữ không được hưởng những quyền lợi vốn có, được phát triển và thừa hưởng thành tựu phát triển của nhân loại như nam giới.

Ảnh hưởng đến tư tưởng của đời sau

Sự thật khẳng định rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ không còn phù hợp trong xã hội hiện đại. Việc quan niệm này còn tồn tại và ăn sâu vào một bộ phận người sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của thế hệ sau, khiến tình trạng này không thể chấm dứt trong tương lai gần.

4. Trọng nam khinh nữ, gốc rễ của bạo lực giới

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ những giá trị tốt đẹp của gia đình, gây mất trật tự an toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2016, Việt Nam có 11.020 số hộ gia đình có bạo lực gia đình, năm 2015 là 13.846. Mặc dù nhiều tổ chức, hiệp hội được thành lập để giúp đỡ phụ nữ ứng phó với vấn nạn này nhưng các con số liên quan đến bạo lực với phụ nữ vẫn giảm không đáng kể.

Trọng nam khinh nữ là gốc rễ của bạo lực giới

Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bất bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” chính là gốc rễ của nạn bạo lực giới. Khi phụ nữ còn bị xem là phái yếu, phụ nữ luôn ở vị trí thấp hơn thì bạo lực giới vẫn còn tồn tại.

Tiếp theo là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phổ biến, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn nên những vụ bạo lực được phản ánh nhiều hơn.

Một nguyên nhân nữa có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng kinh tế trong gia đình đã tạo sức ép tâm lý lên nhiều cặp vợ chồng; từ việc đối xử lệch lạc giới tính, phụ nữ và trẻ em gái trở thành nạn nhân của bạo lực. Ngoài vết thương thể chất, vết thương tinh thần hằn lên trên cuộc sống thường ngày, nạn nhân luôn tỏ ra thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn.

5. Những giải pháp thay đổi cần thiết

Giải pháp hữu hiệu nhất để thay đổi tư tưởng trọng nam khinh nữ có lẽ chính là giáo dục. Giáo dục cần vào cuộc để mọi tầng lớp nhân dân ý thức được về sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, bất kể giới tính như thế nào.

Mỗi quốc gia phải đứng lên bảo vệ quyền lợi, tiếng nói của người phụ nữ. Những điều luật cụ thể về vấn đề này cần được ban hành và thực thi có hiệu quả. Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007. Những quy định, điều lệ trong này chính là kim chỉ nam để hướng tới mục tiêu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Về công tác thông tin tuyên truyền, truyền thông cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của phụ nữ, đề cao sự công bằng trong các mối quan hệ xã hội của phụ nữ và nam giới.

Hơn hết, để thay đổi tư tưởng này, phụ nữ phải không ngừng đấu tranh để chứng tỏ và phát triển bản thân, để khẳng định giá trị và tiếng nói của mình trong xã hội.

6. Trọng nam khinh nữ có bị phạt tù không ?

Hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới tùy vào mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính

Nghị định 55/2009/NĐ- CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ đã quy định rõ các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Theo đó, tuỳ từng mức độ vi phạm khác nhau mà đối tượng vi phạm có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại, bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng cho hành vi vi phạm. Đặc biệt, người nước ngoài vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị trục xuất.

Lĩnh vực kinh tế

Mức phạt thấp nhất (200.000đ – 500.000đ) áp dụng cho các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thành lập doanh nghiệp, thực hiện hoạt động kinh doanh vì định kiến giới Khung hình phạt cao nhất 20 đến 40 triệu đồng áp dụng cho các các hành vi quảng cáo thương mại gây bất lợi về uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. Mức phạt lớn nhất này còn được áp dụng đối với các hành vi đặt ra, thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới và hành vi từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo hoặc trong các hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.

Lĩnh vực lao động

Mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực. Các hành vi phân biệt giới trong tuyển dụng lao động; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ bị phạt mức 5 đến 10 triệu đồng.

Lĩnh vực đào tạo

Mức hình phạt từ 10 đến 20 triệu đồng áp dụng đối với các trường hợp phân biệt tuổi đào tạo, tuyển sinh khác nhau giữa nam, nữ và các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Các hành vi vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính; từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính cũng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Lĩnh vực văn hóa, thông tin

Mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi: sáng tác, lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; truyền bá tư tưởng, hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử giới và thực hiện quảng cáo về các dịch vụ xã hội, thông báo, nhắn tin, rao vặt có nội dung cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.

Lĩnh vực y tế

Hành vi xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng, mức hình phạt này cũng áp dụng đối với hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.

Trong lĩnh vực gia đình

Xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính. Hành vi áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định bị phạt đến 1 triệu đồng. Và hành vi không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển cũng có thể bị phạt đến 500.000 đồng.

Thanh tra Lao động thương binh xã hội, chủ tịch UBND các cấp, công an, bộ đội biên phòng… là những cơ quan có thẩm quyền xử phạt các vi phạm trên.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia vào các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật cho phép thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phụ nữ đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển và ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.

Xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, thực hiện quyền về bình đẳng giới đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đồng thời là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng.

Xem thêm : Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu theo Điều 185 Bộ luật Hình sự

This post was last modified on Tháng ba 13, 2024 6:13 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268