Zona thần kinh ở vùng kín: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Zona thần kinh ở vùng kín: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Zona thần kinh ở vùng kín: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Virus Varicella Zoster có thể phân bố dọc theo các dây thần kinh trên khắp cơ thể tạo ra các nốt mụn nước chứa dịch mủ gây viêm, ngay cả ở những khu vực niêm mạc như hầu họng, tai, mắt, thậm chí là vùng kín. Khi virus nhân lên và tấn công vào các hạch thần kinh ở khu vực da vùng kín, có thể gây ra tình trạng zona thần kinh ở vùng kín vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

BS Phạm Hồng Thuyết – Quản lý Y khoa vùng Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Sự viêm nhiễm ở vùng kín do zona thần kinh gây ra thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác, cản trở quá trình nhận biết, chẩn đoán và điều trị thích hợp, dễ gây nhiễm trùng, biến chứng zona bội nhiễm, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản…”

Bệnh zona thần kinh ở vùng kín là gì?

Zona thần kinh ở vùng kín là tình trạng virus Varicella Zoster (VZV) tái hoạt động tại vùng kín sau thời gian dài “ngủ yên”, bệnh có thể gây ra các triệu chứng viêm nhiễm như âm đạo, dương vật, hậu môn,… Zona thần kinh ở vùng kín điển hình bởi những nốt mụn nước chứa dịch viêm gây ra cảm giác vô cùng ngứa rát, khó chịu, rất dễ bị trợt loét, nhiễm trùng vùng kín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Zona thần kinh ở vùng kín gây cản trở quá trình vệ sinh và chăm sóc vết thương, nguy cơ cao biến chứng, cực kỳ nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh zona vùng kín

Zona vùng kín gây ra bởi VZV, cũng là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, cơ thể người bệnh không thể đào thải hết VZV, chúng sẽ trú ẩn tại các hạch bạch huyết dưới dạng tiềm tàng cho đến khi hệ miễn dịch bị suy giảm, thể trạng suy nhược, tâm lý căng thẳng,… thì sẽ tái hoạt động, nhân lên nhanh chóng tại các hạch bạch huyết và lây lan khắp các bộ phận trên cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh, gây ra bệnh zona thần kinh.

VZV tấn công vào các dây thần kinh cảm giác ở vùng kín, khiến các hạch thần kinh vùng kín bị tổn thương, gây ra bệnh zona thần kinh vùng kín.

Các yếu tố mang tính khởi động, thúc đẩy VZV tái kích hoạt sau khi khỏi bệnh thủy đậu gồm có:

  • Suy giảm khả năng phản ứng của hệ thống miễn dịch do tuổi già, mắc các bệnh lý mạn tính gây suy kiệt về thần kinh và thể lực, phụ nữ mang thai, những người đang sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị có khả năng ức chế miễn dịch, những người mắc các bệnh lý huyết học, đái tháo đường, HIV/AIDS…
  • Mắc bệnh tạo keo gây ra tình trạng tự miễn, ảnh hưởng đến khả năng “trấn áp” hoạt động của VZV tại các hạch thần kinh, đặc biệt phổ biến là bệnh lupus ban đỏ.
VZV tái kích hoạt, gây viêm lan tỏa, hoại tử thần kinh, tác động ngược chiều đến da, niêm mạc sinh dục, gây tổn thương vùng kín

Triệu chứng nhận biết zona thần kinh vùng kín

Giai đoạn tiền triệu chứng

Zona thần kinh nói chung và zona thần kinh vùng kín nói riêng thường ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày. Trong thời kỳ ủ bệnh, VZV nhân lên và phát tán khắp cơ thể, chưa tấn công và gây ra các tác động đáng kể lên hệ thần kinh nên thường không gây ra các triệu chứng bất thường trên cơ thể người bệnh.

Sau 7 – 10 ngày, giai đoạn khởi phát bắt đầu, gây viêm nhiễm tại các khu vực dây thần kinh mà chúng phát tán đến, bao gồm khu vực vùng kín, gây ra triệu chứng bỏng rát, ngứa ngáy và đau nhức nhẹ tại vùng da sinh dục như dương vật, hậu môn, âm đạo,… và các vùng da lân cận. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện hồng ban, sưng đỏ thành mảng lớn và nhô cao hơn với các vùng da xung quanh. Trong giai đoạn khởi phát của bệnh zona thần kinh vùng kín, bên cạnh những triệu chứng tại chỗ, người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau nhức các cơ và khớp, có thể sốt nhẹ từ 38 độ C,… Bắt đầu bằng cảm giác rát bỏng và đau ở vùng da sẽ nổi mụn nước.

Giai đoạn triệu chứng

2 – 3 ngày sau khởi phát, các vùng da bị ảnh hưởng ở vùng kín bắt đầu nổi lên các ban đỏ đầu tiên. Sau vài giờ đến khoảng 1 ngày, các phát ban sẽ phát triển nhanh chóng, trở nên sưng to, nổi bóng nước hình tròn hoặc hình bầu dục. Theo thời gian, dịch lỏng bên trong các mụn nước trở nên nhiều hơn, hóa mủ vàng, căng tức trên da rất dễ vỡ.

Các tổn thương này thường xuất hiện một bên vùng kín, bám dọc theo đường đi của các dây thần kinh cảm giác, tạo thành mảng/cụm mụn nước dày đặc như chùm nho. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể khiến các bộ phận sinh dục bị tê, đau nhức, bỏng rát, cản trở quá trình bài tiết chất thải, viêm bàng quang, táo bón, bí tiểu đột ngột,… Khi VZV phát triển và tấn công mạnh mẽ, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn gây tình trạng xuất huyết, hoại tử và viêm loét nặng nề.

Đối với zona thần kinh vùng kín, các mụn nước thường có xu hướng dễ bị tác động bởi các vận động thông thường như đi lại, cử động nhẹ,… nên rất dễ vỡ, làm lây lan viêm nhiễm, lở loét nghiêm trọng nên thường kéo dài đến 1 – 2 tháng sau đó vết thương khô lại, đóng vảy tiết và bong ra, lành lại sau 2 – 4 tuần.

Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh zona thần kinh, khi mắc zona thần kinh ở vùng kín, người bệnh có thể đối mặt với các triệu chứng khác tương tự như các biểu hiện tiền triệu nhưng diễn biến ở mức độ nặng hơn như sốt cao từ 39 độ C, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cơ thể suy nhược nặng hơn, cảm giác yếu cơ và trong một số trường hợp có thể làm rối loạn định hướng, gây mất thăng bằng.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn quan trọng nhất của bệnh, cần được theo dõi, điều trị và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ

Giai đoạn đau sau zona

Sau khi các triệu chứng được cải thiện, mụn nước đã khô, đóng vảy tiết và bong ra một cách tự nhiên, cơ thể người bệnh tiến đến trạng thái phục hồi, vùng kín bị tổn thương có thể tăng sắc tố, có màu da khác với màu sắc của các vùng da khác, thậm chí để lại sẹo xấu tại các bộ phận vùng da sinh dục.

Đặc biệt, sau khi khỏi bệnh, cứ 5 người mắc bệnh zona thần kinh nói chung sẽ có 1 người mắc chứng đau dây thần kinh sau zona, gây ra những cơn đau nhức sâu ở tận các hạch rễ thần kinh với mức độ cực kỳ nghiêm trọng kéo dài vài tháng hoặc vài năm, thậm chí vĩnh viễn nếu người bệnh không được kịp thời can thiệp các phương pháp điều trị thích hợp.

Các cơn đau sau zona thường được mô tả như cảm giác bị kim châm chích sâu vào da hay bị dao đâm hoặc bị súng bắn vào người, ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến cảm xúc của người bệnh, khiến người bệnh rơi vào tình trạng “khủng hoảng tâm lý”, sinh ra các cảm giác tiêu cực, căng thẳng, vô tình khiến khả năng phản ứng hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ VZV tái kích hoạt làm tái phát zona thần kinh hoặc zona thần kinh vùng kín.

Bị zona ở vùng kín có nguy hiểm không?

CÓ! THẬM CHÍ VÔ CÙNG NGUY HIỂM. Các biểu hiện bất thường ở vùng kín thường khó phát hiện, nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh zona thần kinh ở vùng kín thường được phát hiện ở giai đoạn trễ, sau 72 giờ vàng, điều này làm giảm hiệu quả điều trị, nguy cơ cao viêm nhiễm nặng và biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, da vùng kín vô cùng nhạy cảm, thường chịu rất nhiều tác động chèn ép của các vùng da xung quanh như bẹn, mông, đùi, hông,… khiến các nốt mụn nước ở vùng kín dễ bị vỡ ra, chảy dịch, lây lan sang các vùng da lành xung quanh, tạo thành một mảng viêm nhiễm lớn hơn.

Vùng kín cũng là khu vực rất khó để vệ sinh và chăm sóc nên thường là nơi ẩn trú của nhiều bụi bẩn, dầu thừa, dịch tiết sinh dục và các tác nhân gây bệnh khác từ bên ngoài môi trường, nếu vệ sinh không sạch sẽ có thể gây tình trạng nhiễm trùng, lở loét lan rộng, gây ra cảm giác đau rát ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng, nguy cơ cao biến chứng zona thần kinh bội nhiễm, dẫn đến nhập viện điều trị và thậm chí tử vong trong những trường hợp vùng da tổn thương nhiễm trùng thứ phát với liên cầu khuẩn xâm lấn nhóm A.

Những động tác mặc quần áo thông thường cũng có thể tác dụng lực lên vùng da thương tổn, gây viêm nhiễm, lở loét lan rộng

Ngoài ra, zona thần kinh ở vùng kín cũng có thể để lại di chứng đau dây thần kinh sau zona kéo dài, gây ra tình trạng nhạy cảm với cơn đau, cảm giác đau nhức, bỏng rát sâu tại các dây thần kinh, khiến vùng kín đau nhức, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Di chứng này rất phổ biến và tỷ lệ mắc phải thường tăng dần theo độ tuổi, có đến 30% bệnh nhân zona thần kinh trên 80 tuổi mắc chứng đau dây thần kinh sau zona kéo dài từ 3 tháng trở lên.

Zona ở vùng kín có lây không?

CÓ! Zona thần kinh nói chung và zona ở vùng kín nói riêng hoàn toàn có thể lây khi người lành tiếp xúc với các nốt mụn nước chứa dịch mủ gây viêm của người bệnh. Nếu người lành chưa từng mắc bệnh thủy đậu, sự lây nhiễm VZV thông qua dịch tiết của vết thương có thể gây ra bệnh thủy đậu. Nếu người lành đã từng mắc bệnh thủy đậu, nguy cơ cao lây nhiễm VZV gây ra bệnh zona thần kinh từ người bệnh.

Zona ở vùng kín thường lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục hoặc khi thực hiện các hành động tiếp xúc với vùng kín của người bệnh.

Một số biến chứng của zona thần kinh ở vùng kín

Bất cứ thể zona nào cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nhất là zona thần kinh ở vùng kín.

  • Nhiễm trùng vùng kín nặng: Da vùng kín bị viêm nhiễm thường tiếp xúc với bụi bẩn, da chết, các vi khuẩn, vi nấm từ dịch tiết sinh dục,… rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, lở loét nặng, vết thương khó phục hồi, rất dễ để lại sẹo xấu sau zona.
  • Zona thần kinh bội nhiễm: Đây là biến chứng phổ biến nhất của zona thần kinh ở vùng kín. Vùng kín bị viêm nhiễm do các nốt mụn nước chứa dịch mủ gây viêm là điều kiện thuận lợi khiến cho tình trạng bệnh zona thần kinh bị bội nhiễm với các tác nhân gây hại ngoài môi trường như liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, đặc biệt là liên cầu khuẩn xâm lấn nhóm A.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Sự viêm nhiễm, lở loét xuất hiện bên trong niêm mạc các bộ phận sinh dục của người bệnh như dương vật, âm đạo,… có thể gây biến dạng sinh dục, suy giảm chất lượng sinh lý, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm vùng kín ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh, tự ti trong các mối quan hệ, suy giảm ham muốn, tác động xấu đến mối quan hệ lứa đôi,…
  • Biến chứng thần kinh và tim mạch: Tác nhân gây bệnh zona thần kinh ở vùng kín – VZV có thể lây nhiễm vào mạch máu, tấn công thẳng đến mạch máu não, gây ra các biến chứng thần kinh nặng nề. Trong số đó, có đến 30% trường hợp VZV theo mạch máu dẫn đến tim mạch, gây ra các cơn thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu cơ tim và tăng 1,39 lần nguy cơ đột quỵ (1).
  • Đau dây thần kinh sau zona: Đây là một biến chứng vô cùng phổ biến của bệnh zona thần kinh nói chung và zona thần kinh vùng kín nói riêng, bệnh có thể gây ra các cơn đau nhức với mức độ nghiêm trọng, kéo dài tại các hạch rễ thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng bởi VZV.
  • Trong nhiều trường hợp khác, zona thần kinh vùng kín có thể lây lan nhanh chóng sang các cơ quan khác, gây ra các biến chứng tương ứng như hội chứng Ramsay Hunt, suy giảm thị lực thậm chí mù lòa, thính giác suy yếu gây mất thăng bằng, biến chứng zona lan tỏa, yếu cơ,…
Vùng kín là khu vực nhạy cảm, dễ biến chứng khi mắc zona thần kinh

Cách điều trị bệnh zona thần kinh vùng kín

Vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh zona thần kinh vùng kín, khi chẳng may mắc bệnh, cần thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc thương tổn để hạn chế nguy cơ biến chứng, rút ngăn thời gian phục hồi.

  • Vì zona thần kinh vùng kín thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm vùng sinh dục khác như mụn cóc sinh dục, herpes sinh dục, chàm,… Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh lý và chỉ định các phác đồ điều trị phù hợp. Nếu xác định là bệnh zona thần kinh ở vùng kín, việc điều trị thường tập trung vào việc giảm triệu chứng và hỗ trợ làm lành thương tổn.
  • Các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng virus như Valacyclovir, Famciclovir, Acyclovir,… để ức chế và làm chậm sự phát triển của virus, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, hạn chế xuất hiện tổn thương mới. Chú ý, thuốc kháng virus nên được sử dụng càng sớm càng tốt trong vòng 3 ngày (72 giờ). Liều lượng sử dụng của từng loại thuốc kháng virus như sau:

Thuốc kháng virus Liều lượng Thời gian sử dụng Valacyclovir 1000mg mỗi 8 giờ

3 lần mỗi ngày

7 ngày Famciclovir 500mg mỗi 8 giờ

3 lần mỗi ngày

7 ngày Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày 7 – 10 ngày

  • Có thể hỗ trợ làm khô vết thương, tránh nhiễm trùng bằng cách bôi hồ nước, dung dịch xanh milian, thuốc castellani, thuốc mỡ acyclovir. Lưu ý, chỉ nên sử dụng mỡ kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nặng.
  • Có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa các cơn đau dây thần kinh sau zona. Trong trường hợp cơn đau dữ dội, khó kiểm soát, có thể sử dụng thuốc Prednisolon với liều lượng 50mg/ngày trong vòng 7 ngày.
  • Các loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật (Gabapentin (2), Pregabalin (3),…) hoặc các loại thuốc gây tê khác cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức dữ dội, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện chăm sóc tích cực tại nhà thông qua việc xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, lành mạnh để thúc đẩy hiệu quả điều trị, giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng, rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Người bệnh cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, luôn giữ cho vùng kín thông thoáng, khô ráo. Chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập trung vào các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch, sức đề kháng và sự hồi phục của da như vitamin C, D, B, E, các khoáng chất, uống nhiều nước, các axit có lợi khác. Đồng thời, duy trì các vận động thể chất nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tích cực cho quá trình hồi phục.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục cho đến khi bệnh tình hồi phục hoàn toàn để tránh nhiễm trùng nặng trên vết thương và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.
  • Điều chỉnh cảm xúc cân bằng, duy trì đời sống tinh thần lành mạnh, cảm xúc tích cực.
Tái củng cố hệ miễn dịch là nguyên tắc điều trị quan trọng của bệnh zona thần kinh nói chung và zona thần kinh ở vùng kín nói riêng

Zona thần kinh ở vùng kín thường không phổ biến bằng các thể zona thần kinh khác nhưng diễn biến của zona vùng kín thường nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bệnh thường khó phát hiện, khó chẩn đoán, khó vệ sinh, chăm sóc và điều trị nên thường gây ra các biến chứng nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng, gây ra thế trận “thòng lọng kép”, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, vừa tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến cảm xúc và hạnh phúc lứa đôi.

This post was last modified on Tháng ba 22, 2024 8:12 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268